Bạn có bao giờ nghe tới độ EC của đất là gì chưa? Có bao giờ thắc mắc chỉ số đó mang ý nghĩa như thế nào không?
Độ EC của đất là một trong những yếu tốt quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất dinh dưỡng trong đất và có sự tác động không nhỏ đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Hay nói một cách khác, thông số EC thể hiện chính xác hàm lượng dinh dưỡng hiện có trong đất nhằm mục đích phục vụ, hỗ trợ con người theo dõi và kiểm soát các giá trị dinh dưỡng có sẵn trong đất, đồng thời gia tăng hiệu quả trong quá trình đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng.
Như vậy, làm thế nào để chúng ta có thể theo dõi được độ EC của đất? Và đó là lý do cho sự ra đời của máy đo ec đất trên thị trường hiện nay.
Qua bài viết dưới đây, Metrotech xin giới thiệu với quý khách hàng những thông tin cơ bản, khái quát và bổ ích nhất về chỉ số EC, máy đo ec đất, những phương pháp đo EC đất và hướng dẫn sử dụng máy đo ec đất, đồng thời giới thiệu với khách hàng một số loại máy đo ec đất phổ biến trên thị trường hiện nay để khách hàng có thể tham khảo nếu như có ý định đặt mua sản phẩm!
NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÁY ĐO EC ĐẤT
Chỉ số EC trong đất là gì?
Chỉ số EC (viết tắt của Electrolytic Conductivity) trong đất, hay còn gọi là độ dẫn điện EC trong đất là chỉ số phản ánh mức độ truyền tải dòng điện của một chất. Trong đó các hạt tích điện nhỏ (hay còn được gọi là ion) sẽ đóng vai trò mang điện tích đi qua một chất. Các ion này mang hai điện tích là điện tích dương hoặc âm. Chất nào càng có nhiều ion thì độ dẫn điện càng cao và ngược lại, chất nào càng ít ion thì độ dẫn điện càng thấp hơn. Đơn vị đo của EC thường là milliSiemans trên một centimet (mS/cm).
Nếu độ dẫn điện EC trong đất nằm trong khoảng:
- Từ 0.2 đến 1.2 mS/cm: giá trị dinh dưỡng của đất tốt, cây có thể nuôi trồng
- Dưới ngưỡng 0.2: giá trị dinh dưỡng của đất thiếu, không nên nuôi trồng cây
- Trên ngưỡng 1,2: giá trị dinh dưỡng của đất dư thừa
Chỉ số TDS là gì?
Chỉ số TDS (hay còn được gọi là Tổng chất rắn hòa tan) là chỉ số phản ánh lượng chất hòa tan trong dung dịch. TDS cho phép chúng ta đọc được tất cả các chất vô cơ và hữu cơ hòa tan trong chất lỏng. Đơn vị của chỉ số TDS thông thường sẽ là miligam trên lít (mg/L), phần triệu (ppm), gam trên lít (g/L) hoặc phần nghìn (ppt).
Thông thường, hai hệ số chuyển đổi phổ biến nhất giữa chỉ số EC và chỉ số TDS là 0,5 và 0,7. Cụ thể:
- Hệ số chuyển đổi 0,5 phụ thuộc vào cách thức EC và TDS liên quan đến natri clorua
- Hệ số chuyển đổi 0,7 phụ thuộc vào cách thức EC và TDS liên quan đến ba hỗn hợp natri sulphat, natri bicarbonate, natri clorua
Để sử dụng hai hệ số chuyển đổi trên, ta chỉ cần nhân giá trị EC của đất với hệ số chuyển đổi để tính ra chỉ số TDS.
Ví dụ về bảng chuyển đổi hai hệ số xem trong ảnh dưới đây:
Máy đo ec đất là gì?
Máy đo ec đất (hay còn được gọi là máy đo độ dẫn điện của đất, máy đo EC) là thiết bị đo lường sở hữu thiết kế nhỏ gọn, tiện ích tích hợp các tính năng thông minh có chức năng đo độ dẫn điện của nước, dung dịch và đo độ dẫn điện trong đất.
Máy đo ec đất được phổ biến rộng rãi trong các ngành, lĩnh vực như hoạt động sản xuất – xử lý nước, ngành thủy sản, thủy canh,…
TOP SẢN PHẨM BÁN CHẠY
TẠI SAO PHẢI SỬ DỤNG MÁY ĐO EC ĐẤT?
Có những lý do cơ bản sau để máy đo ec đất trở thành công cụ thiết yếu, không thể thiếu:
- Ngoài độ pH, cây trồng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có độ dẫn điện (EC) của đất. Chính vì vậy, để đảm bảo các chất dinh dưỡng trong đất được cân bằng, ta cần:
- Đo độ pH của đất để giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về lượng chất dinh dưỡng trong đất
- Đo độ dẫn điện trong đất (EC) để giúp chúng ta biết hàm lượng dinh dưỡng thật sự của đất trồng
- Đo chỉ số EC cũng là phương pháp tốt nhất để đo cường độ của các ion có trong đất nhằm hỗ trợ quá trình theo dõi các chất dinh dưỡng đã có sẵn cho cây trồng
- Việc sử dụng bản đồ độ dẫn điện của đất sẽ ảnh hưởng tới năng suất của cây trồng:
- Điều này giống như việc chúng ta sử dụng bản đồ địa hình, bản đồ hiển thị độ dẫn của các khu vực địa lý khác nhau
- Chúng ta có thể tạo một bản đồ độ dẫn điện cho riêng mình bằng cách kiểm tra độ dẫn điện của các khu vực khác nhau và vẽ lại các thông tin trên bản đồ
- Các loại thực vật khác nhau sẽ có dung sai khác nhau đối với muối hòa tan và nồng độ dinh dưỡng. Cụ thể:
- Đậu Hà Lan và các loại đậu rất nhạy cảm với dư lượng muối trong đất. Khi đó chỉ số EC phải dưới 2 mS/cm
- Lúa mì và cà chua có khả năng chịu được độ dẫn cao hơn
- Bông, rau bina và củ cải đường là những thực vật có dung sai EC rất cao. Khi đó chỉ số EC trong đất này có thể lên tới 16 mS/cm trước khi chúng ta tiến hành làm giảm năng suất cây trồng
- Để cây trồng đạt sản lượng cao, ngoài khâu chuẩn bị giống tốt và chăm sóc cây trồng cẩn thận, thường xuyên thì chỉ số pH và EC của đất trồng là hai yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cây mà chúng ta cần quan tâm
- Cho chúng ta biết được chất lượng dinh dưỡng có trong đất nếu chỉ số EC nằm trong khoảng:
- Từ 0.2 đến 1.2 mS/cm: giá trị dinh dưỡng của đất tốt, cây có thể nuôi trồng
- Dưới ngưỡng 0.2: giá trị dinh dưỡng của đất thiếu, không nên nuôi trồng cây
- Trên ngưỡng 1,2: giá trị dinh dưỡng của đất dư thừa
Lưu ý:
- Độ EC trong đất phải đạt trạng thái cân bằng để kích thích cây trồng phát triển tối ưu
- Những thông tin trên được tham khảo từ một nghiên cứu đo độ EC trong đất với chiết xuất đất bão hòa có tỷ lệ là 1:5 và 1:1
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO CHỈ SỐ EC TRONG ĐẤT
Trước khi áp dụng các phương pháp đo chỉ số EC trong đất, chúng ta cần lưu ý những điều sau:
Thứ nhất: Khi đo chỉ số EC trong đất, khuyến khích thực hiện các phép đo ngay bên cạnh khu vực cây trồng cũng như xa hơn. Lý do là vì độ ẩm, chất dinh dưỡng và độ pH trong đất có thể thay đổi rất lớn phụ thuộc theo từng khu vực cây trồng. Tuy khi đo kiểu này sẽ làm người đo tốn thêm một ít thời gian, song chúng ta có thể đưa ra những đánh giá khả quan hơn cho khu vực cây trồng của mình.
Thứ hai: Khi đo chỉ số EC của đất ta có 3 tình huống cho ra kết quả chỉ số EC cao cần lưu ý như sau:
- Chỉ số EC cao chứng tỏ các chất vi lượng trong đất nhiều, vậy nên chúng ta có thể kết luận là đất tốt
- Chỉ số EC cao có thể là do các chỉ số Ion hòa tan ở trong đất ( như Na+ và Cl-) cũng cao. Trường hợp này lại chứng tỏ là đất đang bị nhiễm mặn và chúng ta cần phải có các phương pháp xả mặn kịp thời. Đây là trường hợp phổ biến, hay xảy ra ở các vùng đất ven biển, ví dụ như ở đồng bằng sông Cửu Long – miền Tây
- Chỉ số EC cao cũng có thể là do các nguyên tố kim loại ( như sắt, chì …) có trong đất cao
Tùy vào từng vị trí địa lý, hoàn cảnh mà chúng ta phán đoán và xác định độ EC của đất sao cho phù hợp với nhu cầu của mình. Ví dụ như ở những khu vực đất vùng cao (như vùng núi: Đà Lạt …) thì không thể xảy ra tình trạng nhiễm mặn như các vùng đất ven biển được.
Sau đây là ba phương pháp thông dụng có kết hợp với máy đo ec đất hay được sử dụng để đo độ dẫn điện EC có trong đất trồng:
Đo EC bằng bùn nhão (mẫu sệt)
Đo chỉ số EC có trong đất bằng bùn nhão là phương pháp truyền thống và thường được áp dụng rộng rãi để kiểm tra độ dẫn điện của đất.
Cơ sở áp dụng phương pháp đo EC bằng bùn nhão (mẫu sệt):
- Vì trong đất luôn tồn tại những khoảng trống chứa không khí, nước…
- Để tiến hành đo EC của đất, chúng ta cần lấp đầy các khoảng trống trên bằng cách bão hòa chúng với nước cất hoặc nước khử ion
Hướng dẫn thực hiện phương pháp đo EC bằng bùn nhão:
- Xử lý mẫu đất trước khi đo bằng cách lấy mẫu đất tại khu vực cần đo
- Thực hiện lấy mẫu đất tại nhiều điểm và trộn đều chúng lại với nhau
- Cho một lượng đất vừa phải vào ống nghiệm
- Đổ thêm một lượng nước cất hoặc nước khử ion vừa đủ vào để hỗn hợp trên trở thành bột nhão, bùn đặc
- Chờ khoảng 15 phút hoặc sử dụng phễu lọc để tách nước và phần đất ra
- Đổ phần nước mẫu vào cốc và sử dụng máy đo EC đất để thực hiện đo
Phương pháp đo EC bằng bùn nhão (mẫu sệt) có những ưu – nhược điểm sau:
- Ưu điểm:
- Có độ chính xác cao
- Cho phép người áp dụng phương pháp đo và kiểm soát dư lượng muối trong đất
- Là cách hữu ích để xác định độ mặn của đất
- Nhược điểm: yêu cầu tốn nhiều thời gian và công sức hơn để chuẩn bị mẫu
Đo EC bằng phương pháp kiểm tra lỗ nước rỗng
Đo Ec bằng phương pháp này thường được ứng dụng rộng rãi trong các hoạt động diễn ra trong nhà kính, hoặc các hoạt động thủy canh…
Thực hiện đo EC bằng cách kiểm tra lỗ nước rỗng theo trình tự như sau:
- Đầu tiên là trích xuất nước từ đất bằng cách sử dụng công cụ trích xuất nước từ lỗ rỗng chuyên dụng hoặc một lysimeter hút. Các thiết bị chuyên dụng này đảm bảo cho mẫu đất được lấy không bị can thiệp bởi các yếu tố khác, đồng thời đảm bảo tính chính xác của kết quả thử nghiệm
- Thực hiện trích xuất nước tại nhiều vị trí khác nhau để đảm bảo kết quả được khách quan nhất có thể
- Sau khi đã có mẫu, thực hiện kiểm tra mẫu kết hợp với máy đo độ EC đất. Sử dụng máy đo ec đất với quy trình thao tác như bình thường
Phương pháp đo EC bằng cách kiểm tra lỗ nước rỗng có những ưu điểm và lưu ý sau:
- Ưu điểm:
- Cung cấp đầy đủ các thông tin về chất dinh dưỡng, các loại muối có trong đất trồng
- Giúp người đo theo dõi và tiến hành điều chỉnh lượng nước tưới và các loại phân bón cho cây trồng
- Lưu ý:
- Để thực hiện đo EC bằng cách kiểm tra lỗ nước rỗng, người dùng bắt buộc phải có:
- Một máy đo EC đất hoặc đầu dò đo EC có tính năng bù nhiệt độ và để đảm bảo độ chính xác cho kết quả đo
- Phải có các công cụ trích xuất nước từ lỗ rỗng chuyên dụng hoặc một lysimeter hút
- Cần thực hiện đo nhiều lần để đảm bảo tính khách quan cho kết quả đo
- Để thực hiện đo EC bằng cách kiểm tra lỗ nước rỗng, người dùng bắt buộc phải có:
Đo EC bằng cách đo tổng EC của đất
Cách tiến hành phương pháp đo tổng EC của đất vô cùng đơn giản và nhanh chóng như sau:
- Đầu tiên là chọn vị trí cần đo
- Sau đó tạo một lỗ trong đất và đảm bảo đất tại vị trí cần đo đủ độ ẩm
- Tiến hành kiểm tra độ EC trong đất với máy đo EC đất theo quy trình sử dụng thông thường
Ưu – nhược điểm của phương pháp đo EC bằng cách đo tổng EC của đất:
- Ưu điểm:
- Thao tác thực hiện dễ dàng
- Không cần sử dụng đến lysimeter hay các công cụ trích xuất nước hỗ trợ khác
- Cho phép đo liên tục ngay tại hiện trường
- Nhược điểm:
- Cung cấp kết quả lẫn lộn của cả độ dẫn tổng không khí, đất và nước
- Làm cho người áp dụng phương pháp không thể tách biệt chính xác được độ dẫn của đất, nước và không khí
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY ĐO EC ĐẤT
Trình tự sử dụng máy đo ec trong đất vô cùng đơn giản như sau:
- Khới động thiết bị bằng nút bấm trên thân máy
- Rút phần che bảo vệ điện cực của thiết bị ra
- Cấm đầu điện cực vào vị trí đất muốn đo (mẫu đất được chọn để đo cần có độ ẩm nhất định và không được cắm máy vào đất khô cứng)
- Chỉ số EC và nhiệt độ của đất sẽ được hiện thị trên màn hình của thiết bị
- Sau khi kết thúc quá trình thử nghiệm thì tắt máy bằng nút bấm trên thân máy rồi vệ sinh thiết bị bằng khăn giấy hoặc khăn ẩm sau đó lại lau khô
- Đậy điện cực lại bằng miếng che ban đầu sau khi đã sử dụng xong máy đo ec đất
ỨNG DỤNG CỦA MÁY ĐO EC ĐẤT
Bút đo ec trong đất được ứng dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động, lĩnh vực của đời sống như:
- Đo độ dẫn hoặc độ màu mỡ của đất trồng các loại cây ăn quả như: tiêu, cà phê, cam, ổi, quýt, xoài, ca cao, dứa, thanh long, nho, táo, bưởi, sầu riêng, mít,…
- Đánh giá độ dinh dưỡng của đất trồng:
- Khi chỉ số EC hiển thị càng cao thì càng chứng tỏ các chất vi lượng trong đất cao, đất tốt, thích hợp để nuôi cây trồng
- Ngược lại, khi chỉ số EC hiển thị thấp thì chứng tỏ là đất nghèo, trong trường hợp này chúng ta cần bổ sung thêm phân bón, hoặc cải tạo bổ sung vi sinh (ví dụ như: chế phẩm vi sinh học EMZ)
- Là dụng cụ đo lường không thể thiếu đối với bà con nông dân và anh chị em tư vấn nông nghiệp hoặc tư vấn phân bón: Dùng máy đo ec đất (kết hợp với máy đo pH đất) là bước đầu tiên để xác định xem xét hàm lượng dinh dưỡng của đất trồng, từ đó đưa ra kết luận là đất nghèo hay màu mỡ rồi quyết định lượng phân bón cho đất phù hợp
Ví dụ điển hình: Cây thanh long có chỉ số đo nằm trong khoảng từ 0.5 đến 0.7 là lý tưởng. Trong trường hợp chỉ số EC đất thấp hơn 0.5 thì ta có thể kết luận là đất trồng thiếu chất, còn nếu chỉ số EC trên 0.7 thì đất thừa dinh dưỡng. Việc bón phân cho cây thanh long nên được tiến hành đều đặn và mỗi lần một ít.
Chú ý: Nếu EC nhỏ hơn 0.3 thì đất sẽ thiếu dinh dưỡng, nếu EC lớn hơn 0.7 thì đất thừa dinh dưỡng, có thể xảy ra tình trạng bay hơi, v.v lãng phí.
CÁCH BẢO QUẢN MÁY ĐO EC ĐẤT
Chăm sóc và bảo dưỡng máy đo đúng cách để nhận được kết quả đo chính xác, đồng thời kéo dài được tuổi thọ cho máy đo. Trong trường hợp đầu dò của máy đo đa chỉ tiêu thì cảm biến pH của đầu dò cũng cần phải được bảo quản đúng cách.
Người dùng chú ý những bảo quản thiết bị như sau:
- Vệ sinh đầu dò của máy định kỳ:
- Giữ đầu dò độ dẫn luôn sạch sẽ là bước đầu tiên để có được kết quả chính xác, đồng thời cũng góp phần kéo dài tuổi thọ của đầu dò
- Trong trường hợp người dùng vệ sinh đầu dò không đúng cách thì cũng có thể làm thay đổi cách đầu dò phản ứng trong mẫu. Ngoài ra, có một số máy đo ec đất được trang bị chức năng cảnh báo đầu dò cần phải được làm sạch khi nào
- Tuỳ loại đầu dò của từng loại máy đo sẽ có cách vệ sinh riêng, cần người dùng đọc kỹ hướng dẫn sử dụng
- Hiệu chuẩn máy và đầu dò của máy đo ec đất thường xuyên:
- Công việc này có thể hơi phức tạp do các dung dịch chuẩn hiệu chuẩn sử dụng cho đầu dò của máy đo ec đất rất dễ bị nhiễm bởi nước khử ion, hoặc nhiễm chéo bởi các dung dịch chuẩn khác như: dung dịch bảo quản từ đầu dò pH, dư lượng từ mẫu. Sự nhiễm bẩn đầu dò của thiết bị sẽ thay đổi hiệu chuẩn và khiến cho nó không còn chính xác
- Tránh nhiễm chéo sẽ dễ dàng hơn nhiều khi chúng ta sử dụng các gói dung dịch hiệu chuẩn dùng một lần. Ngoài ra, trước khi nhúng đầu dò vào thì có thể tiến hành tráng sơ đầu dò với một ít dung dịch hiệu chuẩn dùng một lần đó
- Lưu ý: Có một số đầu dò cho phép sử dụng Dung dịch Hiệu chuẩn Nhanh để hiệu chuẩn cùng một lúc nhiều thông số đo
- Bảo quản thiết bị ở những nơi khô ráo, tránh ẩm ướt hoặc nắng nóng
- Sử dụng xong máy nhớ lau chùi và vệ sinh sạch sẽ bằng khăn bông mềm sau đó lau khô ngay, không được để máy bị ướt
MỘT SỐ LOẠI MÁY ĐO EC ĐẤT PHỔ BIẾN TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY
Trên thị trường hiện nay đã xuất hiện rất nhiều các thương hiệu máy đo ec đất nổi tiếng cạnh tranh lẫn nhau. Từng loại máy đo đều sở hữu riêng cho mình các tính năng hữu ích và phù hợp với từng nhu cầu, tài chính của người tiêu dùng.
Chú ý: Vì nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến độ dẫn điện của đất và có thể làm thay đổi hiệu suất của đầu dò nên một máy đo ec đất tốt phải là máy có chức năng tích hợp cả đo nhiệt độ để bù nhiệt độ tự động cho giá trị độ dẫn.
Bút đo EC/TDS/Nhiệt độ DiST 5 Hanna HI98311
Máy đo EC Hanna HI98311 là thiết bị đo đa năng tích hợp cả chức năng đo chỉ số EC, chỉ số TDS và đo nhiệt độ của nước,… Chức năng 3 trong một này đã góp phần mở rộng danh tiếng của sản phẩm và giúp máy trở thành thiết bị đo EC/TDS/Nhiệt độ được nhiều người dùng lựa chọn.
Ngoài ra, Máy đo EC Hanna HI98311 còn có những ưu điểm, tính năng tuyệt vời sau:
- Thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng vô cùng nhẹ, thuận tiện để cầm nắm, di chuyển thiết bị đến nhiều vị trí đất đo cần tiến hành kiểm tra
- Vỏ máy làm bằng chất liệu nhựa cao cấp tăng khả năng chống bụi bẩn, đồng thời có khả năng chống thấm nước, góp phần giúp thiết bị có thể hoạt động trơn tru ngay cả trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt
- Sử dụng điện cực than chì có tác dụng tăng khả năng chống nhiễu, chống nhiễm cao, đồng thời đảm bảo độ chính xác của kết quả đo
- Điện cực rời nên dễ dàng tháo lắp, vệ sinh và dễ dàng thay thế các bộ phận
- Máy đo EC/TDS/Nhiệt độ Hanna HI98311 sở hữu những tính năng như:
- Tự động bù nhiệt
- Cảnh báo pin lỗi BEPS giúp người sử dụng kiểm soát những nhân tố làm ảnh hưởng đến các giá trị đo khi pin bị lỗi
- Tự động tắt nguồn khi không thiết bị không hoạt động
Bút đo EC/TDS/Nhiệt độ DiST 6 HI98312
Bút đo EC/TDS/Nhiệt độ DiST 6 HI98312 đã được các khách hàng bình chọn và đứng ở vị trí thứ 2 trong số các loại máy đo EC đất được tiêu dụng rộng rãi và được nhiều người tin dùng. Thương hiệu máy HI98312 đang dần dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường khi mang trong mình nhiều tính năng thông minh, hiện đại, đồng thời giúp tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian của người sử dụng.
Là sản phẩm 3 trong 1, máy đo EC/TDS/Nhiệt độ DiST 6 HI98312 bao gồm những tính năng nổi trội sau:
- Vừa có khả năng đo độ dẫn điện, vừa đo được chỉ tiêu TDS và đo được cả nhiệt độ (giống bút đo EC/TDS/Nhiệt độ DiST 5 Hanna HI98311)
- Sử dụng điện cực than chì có tác dụng tăng khả năng chống nhiễu, chống nhiễm chéo bởi các phần tử muối trong dung dịch, đồng thời đảm bảo độ chính xác của kết quả đo
- Tích hợp các chức năng thông minh như:
- Hiển thị dung lượng pin
- Cảnh báo lỗi pin BEPS
- Tự động bù nhiệt
- Sở hữu tính năng HOLD: giữ kết quả đo trong trường hợp người dùng không thể trực tiếp đọc được kết quả trên màn hình thiết bị
Bút đo EC/TDS/Nhiệt Độ trong thủy canh Hanna HI98318
Ưu điểm lớn nhất của bút đo EC/TDS/Nhiệt Độ trong thủy canh Hanna HI98318 là khả năng chống nước hoàn hảo. Lợi thế này đã giúp máy đo ec đất tăng độ bền lên mức tối đa kể cả khi phải làm việc trong môi trường có độ ẩm cao và phải thường xuyên tiếp xúc với nước.
Ngoài ra, máy đo EC/TDS/Nhiệt Độ trong thủy canh Hanna HI98318 còn sở hữu cả những tính năng khác chiếm được sự hài lòng của khách hàng như:
- Tích hợp cả 3 chức năng: đo độ dẫn điện EC, đo tổng chất rắn hòa tan (TDS) và đo nhiệt độ (giống hai loại máy đo ec đất trên)
- Nhờ thiết kế 3 trong một mà chi phí được thu hẹp lại, thời gian đo được rút ngắn một cách tối đa khi chỉ cần thực hiện một phép đo mà được cả 3 kết quả hiển thị trên màn hình LCD cùng một lúc
- Tích hợp cả chức năng cảm biến than chì, góp phần giảm hiệu ứng phân cực thường xuyên xảy ra với máy đo amperometric 2 chân thép không gỉ
- Sở hữu cả chức năng cảnh báo pin yếu giúp hạn chế việc phép đo không chính xác khi nguồn điện thiết bị quá thấp
SẢN PHẨM CÙNG DANH MỤC
METROTECH – ĐẠI LÝ CUNG CẤP MÁY ĐO EC ĐẤT ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
Nhìn chung, máy đo ec đất (hay còn được gọi là máy đo độ dẫn điện của đất, máy đo EC) là thiết bị đo lường tiện ích không thể thiếu đối với bà con và có tác dụng tích hợp các tính năng thông minh như đo độ dẫn điện của nước, dung dịch và đo độ dẫn điện trong đất. Dùng máy đo ec đất (kết hợp với máy đo pH đất) là bước đầu tiên để xác định xem xét hàm lượng dinh dưỡng của đất trồng, từ đó đưa ra kết luận là đất nghèo hay màu mỡ rồi quyết định lượng phân bón cho đất phù hợp.
Sau bài viết này, Metrotech hi vọng quý khách hàng đã phần nào trang bị thêm cho mình những thông tin, kiến thức cần thiết về sản phẩm máy đo ec đất, đồng thời nếu khách hàng còn có nhu cầu muốn đặt mua máy đo ec đất đảm bảo an toàn, uy tín, chất lượng và giá cả hợp lý trên thị trường, hãy đừng ngần ngại mà tìm đến chúng tôi!
METROTECH – Đại lý cung cấp máy móc thiết bị uy tín của Việt Nam, sau nhiều năm cố gắng xây dựng và phát triển thương hiệu, chúng tôi luôn chào đón các quý khách hàng cùng những cam kết sau:
- Phương châm luôn được đề cao: “Chất lượng là sự bảo đảm tốt nhất lòng trung thành của khách hàng”
- Giá cả sản phẩm máy đo ec đất phù hợp, có tính cạnh tranh
- Metrotech luôn lắng nghe, thấu hiểu và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng – đối tác quan trọng nhất
- Metrotech cam kết đảm bảo thực hiện đầy đủ các dịch vụ như: Cung cấp đầy đủ các thông tin về sản phẩm và dịch vụ; Sẵn sàng chủ động tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc về sản phẩm và dịch vụ; Giải quyết mọi vấn đề, khúc mắc một cách nhanh chóng; Tiết kiệm chi phí, thời gian và tiền bạc; Cung cấp các dịch vụ ưu đãi của Công ty….
- Lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên trên
- Trung thực và minh bạch luôn là tiêu chế được đề cao
Tại Metrotech, quý khách hàng sẽ cam kết nhận được sự các dịch vụ ưu đãi, sự hỗ trợ dài lâu và uy tín, không sợ máy đo bị hư hỏng khi còn thời gian bảo hành!
Nếu quý khách hàng có bất kì ý kiến đóng góp hoặc không hài lòng về những sự cố không đáng có trong quá trình vận chuyển, thanh toán sản phẩm, thiết bị thì xin hãy vui lòng liên lạc cho bộ phận chăm sóc khách hàng của chúng tôi theo địa chỉ liên lạc sau:
- Tư vấn bán hàng: 0888203779
- Hỗ trợ kỹ thuật: 0888203779
- Email: info@metrotech.vn
- Địa chỉ: 618 Lê Trọng Tấn, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, TPHCM
Mọi ý kiến đóng góp của khách hàng luôn là tài sản vô giá để Metrotech cải thiện khâu phục vụ của mình nhằm mang đến trải nghiệm tốt đẹp nhất!