Kính hiển vi quang học

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều đã từng sử dụng qua kính hiển vi quang học khi còn ngồi trên ghế nhà trường. 

Thế nhưng khi đó chúng ta chỉ sử dụng kính hiển vi phục vụ cho công việc học tập soi tế bào và vi trùng mà chưa nắm rõ thành phần cấu tạo, hoạt động của chúng.

Vậy thông qua bài viết này, Metrotech sẽ phần nào tổng quát rõ hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, cách sử dụng kính hiển vi và những lưu ý khi sử dụng cũng như giới thiệu cho bạn những chiếc kính hiển vi quang học đang phổ biến trên thị trường hiện nay. Từ đó sẽ giúp bạn có kiến thức rõ hơn và dễ dàng lựa chọn cho mình chiếc kính hiển vi quang học ưng ý phục vụ tốt hơn cho công việc của bạn!

CẤU TẠO CỦA KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC

Kính hiển vi quang học là thiết bị quan sát sử dụng ánh sáng khả kiến để tạo ra ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật của các đối tượng có kích thước vi mô. Nguyên lý hoạt động dựa trên sự khúc xạ ánh sáng qua hệ thống thấu kính. Đây là loại kính hiển vi cơ bản và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học.

Cấu tạo tổng quát được chia làm 4 phần như sau:

Hệ thống giá đỡ

  • Hệ thống này gồm: Bệ, thân, bàn để tiêu bản (bàn sa trượt, bàn đỡ mẫu), kẹp tiêu bản, mâm gắn vật kính.
  • Công dụng của những bộ phận này chính là hỗ trợ người dùng thao tác nhanh chóng và đơn giản với công việc của mình.

Hệ thống điều chỉnh

  • Hệ thống này bao gồm: Núm chỉnh tinh, vi chỉnh, núm dịch chuyển bàn sa trượt.
  • Nhờ hệ thống các núm điều chỉnh linh hoạt, người dùng có thể dễ dàng tùy chỉnh kính hiển vi để phù hợp với nhu cầu quan sát, đảm bảo quá trình làm việc được thuận tiện và hiệu quả.

Hệ thống phóng đại

  • Hệ thống này gồm: Thị kính, Vật kính.
  • Bộ phận này của kính hiển vi có vai trò cực kỳ quan trọng và có thể chủ động điều chỉnh phù hợp với nhu cầu quan sát.

Hệ thống chiếu sáng

  • Hệ thống này bao gồm: Nguồn sáng, màn chắn, tụ quang kính hiển vi.
  • Bộ phận chiếu sáng với công dụng hỗ trợ cho việc quan sát vật mẫu được rõ hơn
CẤU TẠO CỦA KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC
CẤU TẠO CỦA KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC

 Cấu tạo chi tiết của từng hệ thống trên gồm các bộ phận kính hiển vi như hình bên dưới:

  1. Thị kính: Được cấu tạo từ một hoặc hai thấu kính thủy tinh, thị kính đóng vai trò tạo ra ảnh cuối cùng của vật qua hệ thống quang học. Với độ phóng đại thường dưới 10 lần, thị kính được lắp đặt trong một ống trụ để thuận tiện cho việc thay thế và điều chỉnh.
  2. Giá điều chỉnh vật kính (hay còn gọi là đĩa quay hoặc mâm vật kính) gắn các vật kính có thể xoay đĩa để chuyển sang vật kính khác
  3. Vật kính: thường là một hệ thống gồm nhiều thấu kính, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo hình ảnh phóng đại trong kính hiển vi. Nhờ tiêu cự ngắn, vật kính có khả năng thu thập ánh sáng từ mẫu vật và tạo ra một ảnh thật, lớn hơn vật. Độ phóng đại của vật kính được ghi trên thân (ví dụ: 4x, 10x, 40x) và có thể thay đổi bằng giá điều chỉnh. Trong một số trường hợp, dầu nhúng được sử dụng để tăng cường độ phân giải của hình ảnh.

 4, 5. Giá vi chỉnh cho phép điều chỉnh độ cao của bàn sa trượt một cách chính xác, giúp ta lấy nét rõ hình ảnh của mẫu vật khi quan sát dưới kính hiển vi.

  1. Giá đặt mẫu vật hay còn gọi là bàn kính.
  2. Hệ thống đèn, gương… tạo ánh sáng để chiếu sáng mẫu vật.
  3. Hệ thống gồm khẩu độ và thấu kính hội tụ có nhiệm vụ tập trung ánh sáng thành một chùm tia song song chiếu qua mẫu vật.
  4. Vi chỉnh cho phép dịch chuyển mẫu vật theo chiều ngang để quan sát các phần khác nhau theo ý muốn.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC

Nguyên lý hoạt động của kính hiển vi quang học dựa trên hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Vật kính, với vai trò chính, tạo ra ảnh thật, ngược chiều của mẫu vật. Ảnh này sau đó được phóng đại thêm lần nữa bởi thị kính.

Ảnh tạo ra bởi vật kính là ảnh thật nhưng ngược chiều. Để quan sát được ảnh đúng chiều, hệ thống quang học của kính hiển vi đã sử dụng một hệ thấu kính trung gian để lật lại ảnh. Ảnh cuối cùng mà ta nhìn thấy qua thị kính có thể là ảnh ảo (khi quan sát trực tiếp) hoặc ảnh thật (khi sử dụng các thiết bị ghi hình). Loại ảnh cuối cùng phụ thuộc vào thiết kế của hệ thống thị kính.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC

CÁCH SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC

 Đặt kính lên trên bàn cho ngay ngắn, ở tư thế có lợi nhất cho người quan sát;

– Đặt tiêu bản lên bàn để tiêu bản, dùng kẹp để giữ tiêu bản

– Chọn vật kính: tùy theo mẫu tiêu bản và mục đích quan sát để chọn vật kính thích hợp;

– Điều chỉnh ánh sáng;

– Điều chỉnh tụ quang: đối với vật kính x 10 hạ tụ quang đến tận cùng, vật kính x 40 để tụ quang ở đoạn giữa, vật kính x100 lên cao nhất;

– Điều chỉnh cỡ màn chắn tương ứng với vật kính;

– Để xem vật kính dầu, trước hết phải tập trung ảnh ở vật kính thấp trước (x 40), sau đó quay sang vật kính dầu;

– Nhỏ 1 giọt dầu soi để soi chìm trên phiến kính khi soi vật kính x100;

– Hạ vật kính sát vào tiêu bản (mắt nhìn tiêu bản).

– Mắt nhìn thị kính, tay vặn ốc vĩ cấp để đưa vật kính lên cho đến khi nhìn thấy hình ảnh mờ của vi trường;

–  Điều chỉnh ốc vi cấp để được hình ảnh rõ nét;

– Sau khi xem xong, phải lau sạch vật kính bằng giấy lau chuyên dụng. Tuyệt đối không được để cồn dây sang các vật kính khác; nếu có dây sang phải lau thật sạch ngay.

CÁCH SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC
CÁCH SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC

CHỨC NĂNG CỦA KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC

Là dụng cụ quan sát quan trọng cho đa dạng các lĩnh vực hiện nay như:

Trong nghiên cứu khoa học: Không thể thiếu trong quá trình xem mẫu, Dữ liệu thu thập được từ quá trình quan sát mẫu cung cấp cơ sở thực nghiệm cho các kết luận nghiên cứu.

Trong y học: Kính hiển vi hỗ trợ đắc lực cho quá trình kiểm tra mẫu bệnh phẩm, cung cấp hình ảnh rõ nét và chi tiết, giúp các bác sĩ đưa ra quyết định lâm sàng chính xác.

Trong kiểm tra chất lượng sản phẩm: Nhờ việc quan sát chi tiết mẫu vật, các lỗi sản phẩm được phát hiện một cách nhanh chóng và chính xác, giúp quá trình hoàn thiện sản phẩm diễn ra hiệu quả hơn.

Sửa chữa linh kiện và bo mạch: Kính hiển vi cung cấp hình ảnh phóng đại rõ nét về các mạch điện tử, hỗ trợ kỹ thuật viên trong việc chẩn đoán và khắc phục sự cố một cách chính xác.

Trong giáo dục: Là công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình giảng dạy, giúp học sinh, sinh viên trực quan hóa kiến thức và ghi nhớ lâu hơn.

Trong khảo cổ: Việc ứng dụng kính hiển vi trong khảo cổ đã mở ra những chân trời mới trong việc nghiên cứu và bảo tồn di sản văn hóa.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn sử dụng kính hiển vi chi tiết cho người mới bắt đầu

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC

– Sử dụng và bảo quản kính hiển vi một cách thận trọng. Việc rút phích điện sau khi sử dụng là điều cần thiết để đảm bảo an toàn cho thiết bị.

– Sau khi sử dụng, hãy đặt kính hiển vi ở nơi khô ráo, thoáng mát. Cuối ngày làm việc, nên đặt kính vào hộp bảo quản có gói hút ẩm silica gel để tránh bị ẩm mốc. Che đậy kính bằng khăn tối màu để tránh bụi bẩn và ánh sáng trực tiếp.

– Hàng ngày, nên lau sạch hệ thống giá đỡ của kính hiển vi bằng khăn mềm. Đối với vật kính đã sử dụng dầu soi, hãy lau sạch bằng giấy chuyên dụng đã tẩm xylen hoặc cồn.

– Khi kết thúc quá trình quan sát, cần xoay các bộ phận của kính về vị trí quy định. Cụ thể, xoay vật kính ra hai bên và vặn sát xuống bàn kính, hạ thấp tụ quang và đóng chắn sáng.

– Kính hiển vi phải được hiệu chuẩn và bảo dưỡng theo định kỳ hệ quang học trong hướng dẫn của nhà sản xuất (thường là từ 3 – 6 tháng/lần).

Tham khảo bài viết: Những lý do không nên bỏ qua dầu soi kính hiển vi khi sử dụng

TOP 7 KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC ĐƯỢC CHỌN LỰA NHIỀU NHẤT THỊ TRƯỜNG

1. Kính hiển vi sinh học 1 mắt B-20R – Optika

  • Optika B-20Rkính hiển vi sinh học 1 mắt với độ phóng đại 400 lần.
  • Đây được xem là sản phẩm chuyên dụng cao cấp, có cấu hình cao phù hợp trong các lĩnh vực đòi hỏi độ chính xác và yêu cầu kỹ thuật cao.
4.006.100
Thương hiệu:Optika
Mã Sản Phẩm:B-20R
Số Mắt:1
Thị Kính:WF10x / 18 mm
Độ Phóng Đại:400
Bảo Hành:12 tháng
Xem chi tiết Tư vấn ngay

2. Kính hiển vi sinh học 1 mắt – M-100FLED-EU – Optika

  • Optika M-100FLED-EU là loại kính hiển vi có một thị kính quan sát mẫu vật dưới ánh sáng của đèn Led và độ phóng đại 400x;
  • Điều chỉnh thôchỉnh tinh đồng trục (độ chia: 0.002mm) với cơ cấu giới hạn, tránh va chạm giữa vật kính với mẫu.
4.410.000
Thương hiệu:Optika
Mã Sản Phẩm:M-100FLED-EU
Số Mắt:1
Thị Kính:WF10x / 18 mm
Độ Phóng Đại:400
Bảo Hành:12 tháng
Xem chi tiết Tư vấn ngay

3. Kính hiển vi sinh học 1 mắt – N-101C – Genius

  • Genius N-101C thuộc dòng sinh học với 1 mắt quan sát và có độ phóng đại 1000x
  • Kính có thị trường rộng đem đến hình ảnh rõ ràng sắc nét cùng các bộ phận quang học được xử lý chống mốc.
-1.147.000
Hết hàng
Thương hiệu:Optika
Mã Sản Phẩm:N-101C
Số Mắt:1
Thị Kính:WF10x / 18 mm
Độ Phóng Đại:1000
Bảo Hành:12 tháng
Xem chi tiết Tư vấn ngay

4. Kính hiển vi sinh học 1 mắt – B-65 – Optika

  • Optika B-65 là dòng sản phẩm cơ bản với thiết kế đơn giản, gọn nhẹ phù hợp với các các ứng dụng phổ thông để học sinh làm quen với tại các trường cấp 2,cấp 3,.. hoặc các ứng dụng trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy – hải sản.
6.726.000
Thương hiệu:Optika
Mã Sản Phẩm:B-65
Số Mắt:1
Thị Kính:WF10x / 18 mm
Độ Phóng Đại:1000
Bảo Hành:12 tháng
Xem chi tiết Tư vấn ngay

5. Kính hiển vi sinh học 1 mắt B-155 – Optika

  • Kính hiển vi Optika B-155 phù hợp cho việc soi mẫu tế bào, mô học như tế bào máu, tế bào thực vật, tinh trùng, ấu trùng tôm cá, vi khuẩn, vi nấm các loại,… trong nghiên cứu và giảng dạy sinh học, cho các phòng xét nghiệm trên người hoặc xét nghiệm thú y cũng như các trường phổ thông, đại học.
7.410.000
Thương hiệu:Optika
Mã Sản Phẩm:B-155
Số Mắt:1
Thị Kính: Loại WF10x/18mm
Độ Phóng Đại:1000 lần
Bảo Hành:12 tháng
Xem chi tiết Tư vấn ngay

6. Kính hiển vi sinh học 2 mắt Optika B-159 – Optika

  • Kính hiển vi Optika B-159 của Ý là một trong những sản phẩm nổi bật của thương hiệu này được sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu, tạo hình ảnh khuếch đại chất lượng nhất.
  • Kính hiển vi Optika được sử dụng rất rộng rãi trong các phòng thí nghiệm trên thế giới cũng như ở Việt Nam ta khi phân tích tế bào, tinh dịch và xét nghiệm vi sinh.
9.828.000
Thương hiệu:Optika
Mã Sản Phẩm:B-159
Số Mắt:2
Thị Kính:Loại WF10x/18mm
Độ Phóng Đại:1000
Bảo Hành:12 tháng
Xem chi tiết Tư vấn ngay

7. Kính hiển vi sinh học CX23 – Olympus

  • Kính hiển vi sinh học 2 mắt Olympus CX23 là một trong những dòng kính hiển vi nổi bật của thương hiệu này bởi vì nó đạt được chất lượng quang học và cơ khí cao nhưng lại đi kèm với giá thành rẻ.
  • Olympus CX23 là kính hiển vi với độ phóng đại lên đến 1000 lần được thiết kế phù hợp sử dụng trong các phòng thí nghiệm cho phép ghi lại quá trình quan sát.
32.299.000
Thương hiệu:Olympus
Mã Sản Phẩm:CX23
Số Mắt:
Thị Kính:10X/20mm
Độ Phóng Đại:1000 lần
Bảo Hành:12 tháng
Xem chi tiết Tư vấn ngay

NƠI MUA KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC Ở ĐÂU CHÍNH HÃNG – CHẤT LƯỢNG

Khâu chọn lựa địa điểm mua hàng là một bước vô cùng quan trọng. Nếu như bạn vẫn còn đang băn khoăn trước quyết định trên, hay bạn vẫn còn có những thắc mắc về sản phẩm kính hiển vi quang học thì tại sao lại không lựa chọn chúng tôi làm nhà cung cấp và tư vấn cho bạn. METROTECH hiện đang cung cấp các loại kính hiển vi quang học từ các thương hiệu khác nhau như Kính hiển vi Optika, Kính hiển vi Olympus,…Cho đến các loại kính hiển vi khác như kính hiển vi soi nổi, kính hiển vi điện tử…

Metrotech – Đại lý cung cấp máy móc thiết bị phòng thí nghiệm uy tín. Chúng tôi cam kết với người tiêu dùng rằng sẽ luôn cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng, uy tín, đảm bảo đem đến những trải nghiệm khó quên và tuyệt vời nhất cho bạn, luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu và coi đó là trách nhiệm số một của METROTECH.

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Nhận xét
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Zalo
Hotline
Zalo
Hotline
Zalo Zalo
Hotline Hotline