Soi kính và những lưu ý khi sử dụng kính hiển vi mà bạn cần phải biết

Trong suốt quá trình ta làm việc bằng đôi mắt sẽ phần nào giúp tay chân nhàn trở nên nhàn rỗi hơn, nhưng đôi khi điều này lại khiến cho thị lực của bạn trở nên vô cùng mỏi mệt. Đây cũng chính là lý do mà nhiều người không muốn biết cũng nhưng là việc liên quan đến soi kính.

Hiểu rõ những lo lắng và trăn trở đó nên METROTECH sẽ đem đến cho bài một bài viết bổ ích nhằm giúp người đọc có thể hiểu rõ soi kính là gì? Cũng như các vấn đề xung quanh việc soi kính nhằm giúp bạn thoát khỏi tình trạng mệt mỏi trên.  

TỔNG QUAN VỀ KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC

Khái niệm về kính hiển vi quang học 

Kính hiển vi quang học là một trong những dụng cụ chuyên hỗ trợ cho mắt gồm có nhiều lăng kính với các độ phóng đại khác nhau, chúng có tác dụng làm tăng góc trông ảnh của những vật rất nhỏ mà ta không thể nào nhìn thấy được bằng mắt thường.

Khái niệm về kính hiển vi quang học
Khái niệm về kính hiển vi quang học

Cấu tạo cơ bản của kính hiển vi quang học 

Hệ thống giá đỡ gồm:

  • Bệ
  • Thân
  • Rơvonve mang vật kính
  • Bàn để tiêu bản
  • Kẹp tiêu bản.

Hệ thống phóng đại gồm:

  • Thị kính: là một trong những bộ phận quan trọng của kính hiển vi, chúng thường là nơi để người dùng có thể để mắt và để soi kính, có 2 loại cơ bản là: ống đôi và ống đơn. 
  • Vật kính: là một bộ phận của kính hiển vi quay về phía có vật mà người dùng muốn quan sát, Chúng thường có 3 độ phóng đại chính là: x10, x40, x100. 

Hệ thống chiếu sáng gồm:

  • Nguồn sáng (gương hoặc đèn).
  • Màn chắn thường được đặt vào trong tụ quang dùng để điều chỉnh lượng ánh sáng khi đi qua tụ quang.
  • Tụ quang là một trong những bộ phận dùng để tập trung những tia ánh sáng và hướng luồng ánh sáng vào tiêu bản cần quan sát. Vị trí của tụ quang thường nằm ở giữa gương và bàn để tiêu bản. Người dùng chỉ cần chuyển tụ quang lên xuống là có thể điều chỉnh được độ chiếu sáng.

Hệ thống điều chỉnh:

  • Ốc vĩ cấp
  • Ốc vi cấp
  • Ốc điều chỉnh tụ quang lên xuống
  • Ốc điều chỉnh độ tập trung ánh sáng của tụ quang
  • Núm điều chỉnh màn chắn
  • Ốc di chuyển trên phiến kính mang tiêu bản (trước, sau, trái, phải)
Cấu tạo cơ bản của kính hiển vi quang học
Cấu tạo cơ bản của kính hiển vi quang học

SOI KÍNH HIỂN VI CÓ GÂY HẠI CHO MẮT KHÔNG? 

Một số người dùng thường hay thắc mắc rằng “Soi kính hiển vi có hại mắt không?” Câu trả lời ở đây đó chính là có, tùy thuộc thời gian sử dụng mà sẽ ảnh hưởng tới mắt, đặc biệt nhất là giác mạc của bạn. Nếu người dùng sử dụng trong một thời gian dài sẽ khiến mắt không được nghỉ ngơi và rất có thể mắt của bạn sẽ trở nên nhức và mỏi.

Tuy nhiên nếu sử dụng với tần suất thấp, thì việc soi kính hiển vi thường sẽ không làm hại cho mắt. Và ngược lại nếu làm việc trong một thời gian dài hơn, thì người dùng nên cần nghỉ ngơi để mắt có thể điều tiết nhằm hạn chế tối đa việc nhức, mỏi mắt.

Chưa hết, nhiều thắc mắc gặp phải là “vì sao bạn mỏi mắt khi sử dụng kính hiển vi nhiều giờ?” Lý do dẫn đến trạng thái này chính là khi bạn làm việc quá lâu với kính và không có thời gian nghỉ để cân bằng lại. Điều này thường sẽ dẫn đến mắt của bạn không điều tiết hợp lý chính vì vậy nên bạn sẽ gặp những hiện tượng như: Mắt khô và mỏi.

Đa phần tình trạng này thường thấy tại các khu công nghiệp khi mà công nhân làm việc liên tục nhiều giờ qua kính hiển vi soi nổi. Do vậy, để có thể giảm bớt những ảnh hưởng của kính với mắt và sức khỏe của mình, bạn cần có những biện pháp thiết thực hơn khi sử dụng chúng.

Soi kính hiển vi có gây hại cho mắt không
Soi kính hiển vi có gây hại cho mắt không

MÁCH BẠN MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỐNG MỎI MẮT KHI SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI 

Để có thể hạn chế tối đa việc mỏi mắt khi sử dụng kính hiển vi, người dùng có thể áp dụng một số cách ngay dưới đây:

Nên nghỉ ngơi sau thời gian 15 phút làm việc với kính. Theo đó, nếu nhìn liên tục vào kính thì bạn nên dừng 15 phút và nhìn đến nơi khác để có thể đảm bảo cho đôi mắt bạn có thể điều tiết đồng thời giữ cho đôi mắt luôn khỏe đẹp.

Người dùng có thể sử dụng mức phóng đại thích hợp với mẫu. Ví dụ điển hình như: Nếu đang sử dụng kính hiển vi sinh học thì bạn có thể lựa chọn các mức phóng đại từ 400, 640, 1000 hoặc 1500x tùy thuộc vào mục đích làm rõ mẫu của mình. 

Người dùng không nên sử dụng kính có độ phóng đại lớn khi theo dõi mẫu có kích thước lớn (trường hợp chọn vật mẫu không thích hợp) ví dụ như bạn cần kiểm tra mẫu linh kiện điện tử, bạn cũng nên tham khảo hay dùng kính hiển vi soi nổi hoặc kính lúp để bàn

Cần đảm bảo nguồn sáng liên tục để việc quan sát trở nên tốt nhất. Điều này sẽ giúp bạn bảo vệ mắt, đồng thời còn giúp việc theo dõi mẫu được thuận tiện và tốt hơn.

Nên thay thế bằng màn hình LCD. Việc sử dụng máy tính còn có khả năng kết nối truyền hình ảnh ra màn hình chiếu hoặc màn hình LCD rất phổ biến trong thời gian hiện nay. Tuy nhiên, việc này tương đối tốn nhiều chi phí. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn những dòng kính hiển vi điện tử để sử dụng.

Mách bạn một số biện pháp chống mỏi mắt khi sử dụng kính hiển vi
Mách bạn một số biện pháp chống mỏi mắt khi sử dụng kính hiển vi

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN KÍNH HIỂN VI ĐÚNG CÁCH NHẤT 

Dưới đây sẽ là một số cách mà METROTECH muốn giới thiệu để bạn có thể sử dụng đúng cách và bảo quản thiết bị được lâu hơn: 

  • Thứ nhất, người dùng nên đặt kính hiển vi ở những nơi nơi khô thoáng và hạn chế di chuyển. Bởi cấu tạo của kính nhiều bộ phận và việc di chuyển nhiều sẽ chỉ tăng nguy cơ bị rơi vỡ thiết bị. Khi không dùng, bạn nên đưa kính về vị trí nghỉ và đặt kính vào hộp có gói hút ẩm để tránh bị ẩm mốc.
  • Thứ hai, Người dùng chỉ nên bật đèn kính hiển vi khi sử dụng. Do các bóng đèn này đều có tuổi thọ nên việc bật liên tục sẽ làm giảm tuổi thọ của đèn đồng thời ảnh hưởng đến cách soi kính hiển vi quang học.
  • Thứ ba, tác dụng của dầu soi kính hiển vi là trong những yếu tố quan trọng. Bởi dầu soi giúp gia tăng độ chiết quang giúp việc tập trung ánh sáng tốt hơn. Do đó người dùng nên sử dụng các loại dầu soi có chất lượng để soi tốt và bảo quản vật kính tốt hơn.
  • Thứ tư, Nên lau giữ giá kính mỗi ngày để tăng độ bền bỉ của kính. Nên nhớ là đừng bao giờ dùng tay chạm vào vật kính. Bởi mồ hôi từ tay sẽ có thể khiến vật kính bị mốc đấy
  • Thứ năm, Hãy tập cho mình thói quen soi kính bằng cả hai mắt. đồng thời, nếu như bạn soi kính hiển vi lâu thì nên có thời gian ngủ ngắn để mắt có thể “thư giãn” và điều tiết.

GỢI Ý CHO BẠN 9 KINH NGHIỆM TRONG SOI KÍNH MÀ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT 

  1. Hãy vệ sinh kính tốt trước khi soi.

Có một sự thật rằng bạn không thể lấy vi trường nếu kính của bạn tồi, đèn tối, vật kính mốc hay thị kính mờ… Trước khi ngồi vào kính để soi người dùng nên dành một chút thời gian để vệ sinh kính. Bạn có thể dùng một tấm gạc khô và sạch để lau đầu vật kính và lau thị kính. Đối với các bộ phận có mốc hãy dùng xylen để lau. Ngoài ra bạn cũng nên kiểm tra đèn hoặc lau sạch gương (nếu bạn vẫn còn dùng kính lấy ánh sáng bằng gương)

  1. Chuẩn bị tiêu bản tốt.

Cho dù kính của bạn có tốt đến đâu thì bạn cũng không thể soi được nếu tiêu bản của  bạn quá kém hay không có chất lượng. Với tiêu bản soi tươi có sử dụng dung dịch hãy nhớ đậy lam men lại. Với các tiêu bản soi ở vật kính 100 hãy chắc chắn rằng các tiêu bản của bạn phải khô và mỏng. Cần chú ý chọn đúng mặt với tiêu bản soi vật kính 100. Thông thường có rất nhiều bạn soi nhầm mặt tiêu bản, mặt soi phải là mặt có bệnh phẩm trên đó. 

  1. Dầu soi tốt.

Dầu soi là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng khi soi với vật kính là 100. chúng có thể làm gia tăng độ chiết quang của môi trường. Do vậy không có dầu soi bạn không thể nào soi được. Nhưng nếu dầu soi của bạn có chất lượng kém thì việc soi được sẽ rất khó khăn hoặc khi soi cũng rất mờ. Chính vì điều đó mà dầu soi phải trong suốt, keo sánh và còn hạn sử dụng. 

  1. Ánh sáng phù hợp.

Ánh sáng được coi là điều quan trọng nhất khi soi kính. Muốn lấy được vi trường bạn cần phải chọn ánh sáng sao cho phù hợp. Mỗi đầu vật kính sẽ đòi hỏi một mức độ ánh sáng khác nhau. Do vậy không phải lúc nào ánh sáng mạnh nhất cũng được coi là tốt nhất. Trước khi soi người dùng cần phải xác định rằng ta sẽ soi ở vật kính bao nhiêu để có thể lựa chọn mức độ ánh sáng cho phù hợp.

Giả sử với vật kính 10x ánh sáng cần phải chỉnh ở mức thấp nhất bằng cách hạ tụ quang một cách tối đa đồng thời đóng chắn sáng về mức 10x, đèn để ở mức thấp 1-2. Còn với vật kính 40x ánh sáng cần được chỉnh ở mức trung bình bằng cách nâng tụ quang lên, mở chắn sáng về mức 40x, đèn để ở mức 4-5, khi lấy vi trường xong ta có thể tăng, giảm độ sáng của đèn sao cho phù hợp. Với vật kính 100x người dùng cần để ánh sáng luôn phải ở mức tối đa, nâng tụ quang tối đa, mở chắn sáng tối đa và đèn để ở mức sáng tối đa.

  1. Thao tác soi với vật kính 10x

Khi vật kính 10x kết hợp với độ phóng đại của thị kính 10 lần bạn sẽ phóng đại được vật cần soi lên đến 100 lần. Thông thường vật kính này thường dùng để soi tươi các loại ký sinh trùng trong phân và đánh giá sơ bộ tiêu bản máu, tủy…

Cách lấy vi trường như sau:

Người dùng cần đặt tiêu bản lên mâm kính, sau đó xoay về vật kính 10 và điều chỉnh ánh sáng sao cho phù hợp. Mắt nhìn vào mâm kính xoay ốc đại cấp để có thể nâng tấm kính lên tối đa. Mắt nhìn vào thị kính và từ từ dùng ốc đại cấp hạ mâm kính xuống đến khi thấy vi trường, xoáy ốc vi cấp để lấy nét cho vi trường. Với những thao tác vô cùng đơn giản chỉ không quá 10s bạn đã có thể đưa tiêu bản lên đến khi láy xong vi trường.  

  1. Thao tác với vật kính 40x.

Dây được coi là một trong những thác tác khó nhất. Điều quan trọng nhất phải nói đến là ánh sáng phải thật sự phù hợp. Đa phần có 2 cách để lấy vi trường là lấy trực tiếp bằng vật kính 40 và lấy qua vật kính 10.

Thông thường người dùng thường sẽ dùng cách số 2 là lấy qua vật kính 10x bởi chúng dễ hơn rất nhiều so với việc lấy trực tiếp. Cách làm đơn giản như sau: Bạn lấy vi trường ở vật kính 10. Sau khi đã lấy được vi trường người dùng cần tăng ánh sáng lên đồng thời xoay về vật kính 40, dùng ốc vi cấp điều chỉnh cho rõ nét.

Bạn cần phải nhớ nguyên tắc là các đầu của vật kính trên cùng 1 kính là thấy được vi trường ở vật kính 10x thì cũng sẽ thấy luôn vi trường khi xoay sang 40x. Tuy nhiên có thể có sự sai khác nhỏ khác nên sau khi xoay sang 40 bạn chỉ cần xoay nhẹ ốc vi cấp là có thể thấy vi trường. Lúc này tuyệt đối không được dùng ốc đại cấp vì chúng có thể làm vỡ tiêu bản nếu bạn vặn quá tay.

  1. Thao tác với vật kính 100x.

Đối với các vật kính 100x thật ra cũng rất dễ soi. Thông thường sẽ có 2 cách để bạn có thể lấy vi trường đó là cách lấy gián tiếp qua vật kính 10 và cách lấy trực tiếp bằng vật kính 100x. Đa phần người dùng thường sẽ chọn cách lấy trực tiếp vì sẽ nhanh chóng và đơn giản.

Bạn chỉ cần nhỏ một giọt dầu soi lên lam kính phần cần soi sau đó đặt tiêu bản lên mâm kính. Đồng thời điều chỉnh ánh sáng về mức tối đa, xoay về vật kính 100x. Mắt cần nhìn vào tiêu bản, dùng ốc đại cấp để nâng mâm kính lên tới khi chạm vào đầu vệ kính, bạn có thể nâng thêm 1 chút để đầu vật kính hơi thụt vào trong 1 chút.

Mắt nhìn vào thị kính, dùng ốc đại cấp hạ mâm kính xuống từ từ cho tới khi thấy hình ảnh của vi trường. Dùng ốc vi cấp điều chỉnh sao cho rõ nét nhất. Thông thường quá trình trên chỉnh kéo dài không quá 15s.

  1. Khi quan sát vi trường.

Để có thể dễ dàng quan sát vi trường đánh giá tiêu bản, tùy vào loại tiêu bản mà bạn quan sát cả tiêu bản hay chỉ một phần. Những nguyên tắc bắt buộc như bạn phải di chuyển tiêu bản theo hình zíc zắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới cho đến khi đủ lượng vi trường cần soi.

  1. Hãy soi kính bằng cả 2 mắt. 

Đây được coi là một trong những lỗi lớn nhất mà các bạn kỹ thuật viên thường hay mắc phải. Các rất nhiều bạn thường xuyên chỉ soi kính bằng 1 mắt. Tuy nhiên nếu bạn soi được bằng 2 mắt thì nhìn vào vi trường thấy rất thích mắt, vi trường rất rõ, đồng thời khi soi lâu cũng sẽ không bị mỏi mắt. Vậy làm sao để có thể soi được bằng cả 2 mắt.

Đây không phải là điều dễ làm bạn cần có thời gian để luyện tập cho mắt bạn điều tiết phù hợp. Việc đầu tiên cần làm là bạn nên để 2 mắt kính xa nhau, sau đó từ từ đưa chính sát gần lại. Trong quá trình đầu bạn sẽ nhìn thấy 2 vòng tròn ở cách xa nhau và dần dần 2 vòng tròn đè lên nhau. Cho đến khi bạn chỉ thấy còn 1 vòng tròn là được.

Tuy nhiên, bạn hãy thử nhắm lần lượt từng mắt một lại xem còn thấy vòng tròn đó nữa không? Nếu lần lượt cả 2 mắt vẫn chỉ nhìn thấy 1 vòng tròn đó thì lúc đó mới được. Thời gian đầu có thể bạn sẽ chưa làm được ngay, do vậy phải cần có thời gian để mắt bạn điều tiết được trùng khớp giữa 2 thị kính.

Tìm hiểu thêm: Top 4+ kính hiển vi cầm tay chính hãng bạn nên tham khảo

METROTECH – ĐƠN VỊ CHUYÊN CUNG CẤP CÁC LOẠI KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC UY TÍN, GIÁ RẺ 

Trên thị trường hiện nay, việc lựa chọn cho mình đơn vị cung cấp uy tín về các loại kính hiển vi quang học chất lượng đặc biệt là kính hiển vi Optika nói riêng hay các thiết bị hay dụng cụ trong phòng thí nghiệm nói chung luôn là một trong những vấn đề được người tiêu dùng chú ý và quan tâm nhất. Họ thường sẽ rất khó trong việc so sánh chất lượng, dịch vụ cũng như giá cả giữa các đơn vị cung cấp với nhau.

METROTECH hiểu được điều đó, đồng thời chúng tôi luôn tự tin nói rằng mình là một trong những Website thương mại điện tử (hay đơn vị) uy tín nhất trong lĩnh vực thiết bị phòng thí nghiệm – dụng cụ phòng thí nghiệm. Cùng với việc đa dạng về kích thước cũng như mẫu mã, chủng loại.

Metrotech còn mang đến cho người dùng những mức giá siêu tốt cùng chất lượng tuyệt vời để khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm và tin tưởng khi lựa chọn.

Với đội ngũ nhân sự tốt, dày dặn kinh nghiệm trong việc tư vấn cộng với các dịch vụ hậu mãi siêu tốt nhằm mang lại sự tin cậy tuyệt đối trong quy trình tư vấn- thiết kế- lắp đặt- bảo hành/bảo trì chuẩn theo đúng như mọi mong muốn của khách hàng.

METROTECH luôn đề ra những phương châm nhằm hướng tới chất lượng của sản phẩm để có thể mang lại cho khách hàng sự hài lòng tuyệt đối. Chúng tôi luôn đáp ứng một cách nhanh chóng và kịp thời mọi yêu cầu của khách hàng.

Do vậy, nếu bạn đang mong muốn tìm kiếm cho mình những sản phẩm có chất lượng,chính hãng liên quan đến các loại thước đo sâu uy tín hay một số dụng cụ thí nghiệm, dụng cụ đo lường khác thì METROTECH chắc chắn sẽ là một trong những sự lựa chọn vô cùng hoàn hảo dành cho bạn.

Bài viết hay: Tìm hiểu về kính hiển vi cũ – Liệu có phải sự lựa chọn tốt?

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Nhận xét
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Zalo
Hotline
Zalo
Hotline
Zalo Zalo
Hotline Hotline