Tùy vào môi trường đo và tình trạng mẫu mà có rất nhiều phương pháp đo độ mặn khác nhau. Dưới đây là 7 cách đo độ mặn của bút đo độ mặn HORIBA SALT11 mà bạn có thể tham khảo.
Hãy lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với mẫu và tình huống sử dụng của bạn.
Cách sử dụng bút đo pH Horiba Salt11Nhỏ giọt:
Dùng pipet để nhỏ mẫu vào cảm biến ( có thể đo lượng mẫu nhỏ chỉ 0.1mL ). Ngoài ra, nếu sử dụng tấm lấy mẫu có thể kiểm tra mẫu với thể tích nhỏ đến 0.05mL
Nhúng chìm:
Phương pháp này được áp dụng khi ở trong phòng thí nghiệm. Có thể kiểm tra mẫu trong cốc thí nghiệm bằng cách nhúng trực tiếp bút đo vào mẫu, lưu ý mở nắp trượt phía trước cảm biến trước khi đo.
Cắm mẫu ( xúc ):
Có thể sử dụng bút như một chiếc thìa để kiểm tra nước từ một dòng sông. Trong một số trường hợp sử dụng nắp cảm biến đặc biệt để có thể xúc mẫu theo phương thẳng đứng.
Chạm da ( lau ):
Sử dụng tấm lấy mẫu cho phép phân tích lượng mẫu cực nhỏ, dạng vết. Ví dụ, bạn có thể thấm đẫm tấm lấy mẫu với nước cất và sau đó quét lên bề mặt da, sau đó đặt lên bề mặt của cảm biến phẳng và đo pH của mồ hôi.
Các mẫu rắn:
Một số loại mẫu thực phẩm có chứa hàm lượng ẩm cao có thể được kiểm tra độ mặn bằng cách đặt trực tiếp lên bề mặt của cảm biến phẳng.
Mẫu dạng bột:
LAQUAtwin cũng có thể kiểm tra các mẫu dạng bột. Đơn giản là đặt mẫu bột lên bề mặt cảm biến và sau đó thêm một lượng nước thích hợp sau đó đo như mẫu bình thường.
Mẫu giấy, vải và film:
Đối với các mẫu là giấy, vải phải tiến hành cắt mẫu ra thành các miếng nhỏ và đặt chúng trực tiếp lên bề mặt cảm biến, sau đó thêm một lượng nước nhất định.
Gợi ý thêm một số mẫu bút đo độ mặn khác như: PC210-K, Horiba F-74, PC2000-S