Pipet là một loại dụng cụ thí nghiệm không còn xa lạ đối với người trong các phòng thí nghiệm. Tùy vào mục đích sử dụng khá nhau mà có thể lựa chọn những loại Pipet khác nhau. Vậy, thực chất Pipet là gì? Pipet bao gồm những nào nào và cách sử dụng của chúng ra sao?
Hãy cùng Metrotech tìm hiểu loại dụng cụ thí nghiệm này qua bài viết sau để làm rõ các câu hỏi trên nhé!
PIPET LÀ GÌ?


Pipet hay còn được gọi là ống nhỏ giọt, đây là một dụng cụ được sử dụng trong các phòng thí nghiệm thông dụng, chúng dùng để hút và phân phối một lượng các chất lỏng từ nơi này sang nơi khác. Loại dụng cụ thí nghiệm này thường được thiết kế như là một loại ống dài có miệng hẹp được làm bằng thủy tinh hoặc từ nhựa, chúng được ứng dụng rộng rãi trong các phòng thí nghiệm về hóa học, sinh học và y học.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA PIPET


Các loại Pipet hiện nay trên thị trường được sử dụng rộng rãi chỉ mới xuất hiện từ những năm 1950s, bởi lẽ trước đó pipet được chế tạo cũng như biến tấu thành nhiều hình dạng khác nhau tùy vào mục đích sử dụng của người dùng.
Chiếc Pipet đầu tiên được sáng tạo ra bởi nhà sinh vật học Louis Pasteur, đây là người đưa ra các định lý về phương pháp tiệt trùng Pasteur (hay còn được gọi với tên là Pasteurization).
Pipet Pasteur được dùng để hút và phân phối một lượng chất lỏng ở mức cố định mà không sợ dung dịch bị nhiễm khuẩn trong suốt quá trình thao tác hay không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
Tuy nhiên, các sản phẩm của Pasteur lại không kịp cải tiến để có thể bắt kịp với xu hướng của người sử dụng, các nhà khoa học luôn mong muốn có một sản phẩm Pipet có thể đo lường được nhiều loại dung tích khác nhau và được làm bằng loại chất liệu mà có thể tái sử dụng được nhiều lần. Từ đó, một số nhà khoa học đã nghiên cứu và tự phát minh ra loại Pipet thủy tinh dành riêng của mình.
Một sự thật hiển nhiên chính là ở thời điểm đó người sử dụng đều không hề dễ dàng để thay đổi được các thói quen sử dụng loại Pipet hút bằng miệng, mặc dù đã hiểu được mức độ nguy hiểm của phương pháp này mang lại, vì dung dịch được hút lên có thể là axit chứa nồng độ ăn mòn cao hoặc là các loại chất phóng xạ.
Cho đến năm 1950s, Henrich Schnitger đã cho sản xuất hàng loạt loại pipet thủy tinh được cải tiến nhằm phổ biến rộng rãi loại sản phẩm an toàn này qua đó có thể thay thế cho những sản phẩm pipet lạc hậu.
PHÂN LOẠI CƠ BẢN CỦA PIPET


Pipet nói chung thường có hai loại bao gồm: Pipet định mức và pipet chia vạch.
Pipet định mức (ví dụ như: pipet pasteur), loại này được thiết kế dùng để phân phối một lượng chất lỏng cố định, chúng được cấu tạo một cách cơ bản nhất như một ống thủy tinh nhỏ và đặc biệt là không khuyến khích người dùng sử dụng chúng để đo lường thể tích, cho dù là mức thể tích đó có nhỏ hơn mức thể tích cố định của cây pipet.
Mặc khác thì Pipet chia vạch thì lại có thể được sử dụng để đo lường một cách chính xác và đa dạng dung tích hơn, thân của pipet được chia vạch vô cùng chuẩn đến chi tiết từ đó mà người dùng có thể hút được chính xác nhất lượng dung dịch mà họ cần sử dụng.
Sản phẩm Pipet chia vạch thường sẽ có một thang đo rộng, giúp cho người dùng có thể dễ dàng sử dụng trong đa số các quá trình thí nghiệm đơn giản. Tuy nhiên, loại Pipet chia vạch này lại không hiệu quả trong việc phân phối dù chỉ là một lượng chất lỏng có mức dung tích từ nhỏ cho đến rất nhỏ.
Pipet chia vạch thường được dùng để phân phối một cách chính xác được một lượng chất lỏng nhất định. Quả bóp cao su chính là một loại dụng cụ thí nghiệm được dùng để hỗ trợ cho việc hút dung dịch vào bên trong Pipet.
Pipet chia vạch thường sẽ có 2 loại là Pipet thẳng và Pipet bầu
Pipet thẳng có cấu tạo như là một ống thủy tinh thẳng rỗng ruột. Loại dụng cụ này có thể tích chính xác được khắc bền trên đầu của Pipet, trên thân Pipet có các vạch chia ghi chi tiết từng nấc dung tích.
Ví dụ: Pipet 10ml sẽ được ghi dung tích 10ml trên đầu, trên thân của Pipet được khắc và chia vạch từ 1 đến 10ml. Thể tích tối đa của cây Pipet là 10ml.
Pipet bầu có cấu tạo như là một ống thủy tinh rỗng ruột và có bầu tròn ở phần giữa Pipet. Trên bầu tròn này có ghi dung tích Pipet. Pipet bầu thường sẽ có loại 2 vạch hoặc 1 vạch, tùy vào nhu cầu sử dụng của từng người dùng.
Để hút được chính xác dung dịch, tùy vào thí nghiệm mà người sử dụng nên chọn Pipet đúng thể tích cần hút.
Pipet cũng được chia làm hai loại dòng A và dòng B:
Dòng A thường được hiệu chuẩn cũng như chia vạch chính xác hơn dòng B. Thủy tinh của dòng A cũng thường được sản xuất bằng loại thủy tinh tốt hơn, từ đó có thể hạn chế tình trạng hao mòn hóa học trong quá trình sử dụng. Khuyết điểm duy nhất của loại Pipet dòng A chính là thường đắt tiền hơn dòng B, nhưng hiệu quả cùng chất lượng mà nó mang lại luôn luôn xứng đáng với sự đầu tư của người sử dụng.
Dòng B là loại dụng cụ có vạch chia mang tính chính xác tương đối và chúng thường không được sử dụng thường xuyên.
CÁC LOẠI PIPET THƯỜNG THẤY TRÊN THỊ TRƯỜNG


Bến trên là những cách phân loại Pipet, sau đây cùng nhau tìm hiểu các loại Pipet được sử dụng phổ biến nhất nhé!
Micropipet xả hết bằng lượng không khí
Đây là loại ống pipet bán tự động. Chúng có khả năng giúp phân phối thể tích từ 0,1 µl cho đến 1000 µl. Để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, chúng cần có đầu típ micropipette sử dụng một lần tiếp xúc với chất lỏng. Tương ứng với bốn màu cơ bản của đầu típ là bốn cỡ micropipette chuẩn.
Cơ cấu hoạt động của ống pipet này là xả piston. Độ chân không cũng sẽ được hình thành bằng một vật liệu kim loại hoặc bằng gốm với ống lót xi-lanh làm kín.
Loại dụng cụ này có thể chia thành các loại sau:
✔ Theo thể tích lấy mẫu: đây là loại thể tích cố định hoặc còn có thể điều chỉnh, loại xử lý thể tích.
✔ Theo số kênh của pipet: bao gồm có pipet đơn kênh và đa kênh hoặc repeater.
✔ Theo hình dạng của đầu típ: loại pipet có đầu típ hình côn và loại pipet có đầu típ hình trụ.
✔ Theo độ ổn định và chính xác của thể tích mẫu: đây là loại bình thường hay loại có thể khóa mẫu.
✔ Theo cách hiển thị thể tích của dung dịch mẫu: là loại số điện tử hay loại thông thường (bằng vạch chia độ).
Pipet xả hết áp suất dương
Loại này có nguyên lý làm việc khá giống như pipet xả hết bằng không khí, tuy nhiên chúng ít được sử dụng hơn. Trong thực tế, loại pipet này thường được sử dụng với mục đích là để tránh nhiễm bẩn, dùng để lấy những loại mẫu ở dạng nhớt hoặc dễ bay hơi, ví dụ như là ADN.
Điểm khác biệt lớn nhất của loại pipet này với pipet xả hết bằng không khí đó chính là việc sử dụng đầu típ micropipet một lần duy nhất. Đầu típ micropipet này còn được gọi với tên microsyranh (được làm từ nhựa), bao gồm một piston giúp xả chất lỏng một cách trực tiếp.
Pipet định mức
Pipet định mức (với tên gọi khác là pipet bầu) cho phép người dùng có thể đo được một lượng dung dịch mẫu cùng với độ chính xác cực cao. Loại này có bầu lớn với thân mỏng dài, có các vạch chia mức. Chỉ số được hiệu chuẩn cho mức thể tích đơn.
Ngoài ra, các mức thể tích dung dịch điển hình lần lượt là 10ml, 25ml và 50ml. Chúng được sử dụng chủ yếu để chuẩn bị các loại dung dịch trong các phòng thí nghiệm từ dung dịch gốc. Cụ thể như là chuẩn bị các dung dịch được sử dụng trong các phép chuẩn độ.
Pipet chia vạch
Tên gọi khác của pipet này đó là ống pipet chia độ. Đây là loại ống thí nghiệm có các dãy vạch chia mức tương ứng với các mức thể tích khác nhau. Vậy nên, loại này cần có phải nguồn chân không.
Chúng được làm bằng vật liệu từ thuỷ tinh hoặc từ nhựa vô trùng. Do vậy, sau khi sử dụng xong, người dùng có thể khử trùng, sau đó dùng kẹp nhỏ để lấy bông ở đầu trên pipet ra. Tiếp theo đó là ngâm chúng vào dung dịch để có thể tẩy rửa sạch ống. Cuối cùng là thao tác rửa và sấy khô cũng như đóng gói lại để có thể tái sử dụng.
Pipet Pasteur
Pipet Pasteur là một loại dụng cụ thí nghiệm được làm từ chất liệu nhựa hoặc thuỷ tinh bình thường. Quả bóp sẽ tách biệt hoàn toàn với thân, để có thể thực hiện một quá trình hút dung dịch, người sử dụng cần phải dùng kẹp bẻ một phần đầu hút pipet, sau đó thì mới gắn quả bóp cao su vào pipet.
Khi sử dụng, nên giữ quả bóp cao su bằng ngón tay cái và ngón trỏ và việc điều khiển ống thủy tinh nên được thực hiện bởi 2 ngón là ngón tay đeo nhẫn và ngón út, lưu ý không sử dụng ngón giữa.
CÁCH SỬ DỤNG PIPET HIỆU QUẢ NHẤT


✅ Pipet bằng thủy tinh không vạch chia (Pasteur)
Đặc điểm: được làm từ chất liệu thủy tinh bình thường và đầu hút pipet thường sẽ được hàn kín bằng nhiệt.
Cách sử dụng
Bước 1: Dùng kẹp bẻ một phần đầu hút pipet rồi nối pipet vào với quả bóp cao su hay trợ pipet để sử dụng.
Bước 2: Bóp nhẹ phần đầu cao su sau đó nhúng vào dung dịch cần hút rồi thả tay ra để hút dung dịch lên.
Bước 3: Bóp từng lực nhỏ để đẩy dung dịch ra ngoài một cách nhỏ giọt xuống.
Bước 4: Sau khi sử dụng xong người dùng có thể khử trùng rồi bỏ hoặc có thể tái sử dụng bằng cách làm sạch nó, sau đó kéo lại đầu hút và làm kín bằng nhiệt.
📌 Lưu ý: nếu pipet có bọt cần thì cho nhả hết ra, bóp nhẹ nhàng đầu cao su để cho dung dịch có thể ra nhỏ từng giọt một, cần giữ pipet thẳng đứng trong suốt quá trình thực hiện.
✅ Pipet vạch chia
Đặc điểm: Pipet vạch chia bằng thủy tinh có thể tái sử dụng sau khi làm sạch và khử trùng.
Cách sử dụng:
Bước 1: Dùng tay thuận cầm pipet bằng ngón cái và ngón giữa rồi bịt đầu pipet bằng ngón trỏ.
Bước 2: Dùng quả bóp hoặc vật trợ pipet để hút dung dịch vào trong pipet cho đến vạch cần lấy.
Bước 3: Bỏ quả bóp cao su ra, dùng ngón trỏ bịt lại phần trên.
Bước 4: Cầm pipet với tư thế thẳng đứng, rồi mở nhẹ nhàng ngón trỏ để có thể điều chỉnh về vạch 0 hay vạch cần lấy.
Bước 5: Thả dung dịch vào bình hay ống nghiệm đến vạch xác định.
Bước 6: Tùy thuộc vào loại pipet mà có thể thả hết toàn bộ, thả đến vạch dưới hay có thể thổi sau khi thả.
📌 Lưu ý
Chọn loại pipet phù hợp với dung tích của dung dịch cần hút, không nên sử dụng pipet có đầu bị sứt, mẻ.
Cắm đầu dưới của pipet vào dung dịch. Dung dịch cần hút ở trong vật chứa có mức dung tích lớn cần phải được chuyển ra vật chứa khác với mức dung dịch nhỏ hơn, phần còn lại sau khi đã dùng pipet để lấy không được đổ lại chai gốc.
Nên hút tráng dụng cụ ít nhất hai lần bằng dung dịch định hút thì mới sử dụng để hút dung dịch.
Khi cho dung dịch chảy từ dùng cụ này vào vật chứa cần cầm pipet với tư thế thẳng đứng, đầu dưới của pipet phải chạm vào thành bình hứng để ở tư thế nghiêng.
Cho dung dịch được chảy tự do xuống bình, không nên sử dụng quả bóp cao su hay vật đầu típ để đẩy hết giọt cuối cùng còn đọng ở đầu pipet, để tránh tạo khí dung.
Làm sạch pipet và các quy trình cần thiết để có thể tái sử dụng.
Sau khi sử dụng thì cần sấy khử trùng và dùng kẹp nhỏ lấy bông đầu bên trên ra ngâm vào loại dung dịch tẩy rửa đồ thủy tinh, sau đó rửa sạch, sấy khô cũng như đóng gói chờ sử dụng lần sau.
✅ Pipet bán tự động (Micropipet)
✔ Trường hợp dung dịch có độ nhớt thấp
Bước 1: Cài đặt lượng thể tích dung dịch cần lấy.
Bước 2: Cắm đầu típ vào đầu pipet.
Bước 3: Cầm dọc theo chiều hút vào của chất lỏng. Lưu ý nên giữ tư thế pipet theo chiều thẳng đứng trong suốt quá trình sử dụng.
Bước 4: Ấn piton từ từ xuống nấc 1 rồi thả ra từ từ để cho chất lỏng được hút vào.
Bước 5: Sau khi ấn từ từ xuống nấc 1 thì ấn tiếp xuống nấc 2 để cho chất lỏng được đẩy ra ngoài. Lưu ý nên để đầu típ chạm với thành bình và giữ cho pipet luôn ở vị trí thẳng đứng.
✔ Trường hợp dung dịch có độ nhớt cao
Bước 1: Cài đặt lượng thể tích dung dịch cần lấy.
Bước 2: Cắm típ vào trong đầu pipet rồi ấn piton xuống đến nấc 2.
Bước 3: Cắm đầu típ vào chất lỏng rồi từ từ thả piton ra để hút chất lỏng vào trong đầu típ.
Bước 4: Nhấc pipet ra khỏi bình chứa và chạm đầu típ vào thành bình để có thể loại bỏ những dung dịch thừa
Bước 5: Ấn piton từ từ xuống nấc 1 để thả dung dịch vào bên trong bình nhận.
📌 Lưu ý
Không nên sử dụng để hút lượng dung dịch vượt quá với khoảng giá trị cho phép của pipet đó.
Nên hút một lần đủ mức dung dịch cần lấy.
Pipet càng lớn thì mức tỷ lệ sai số càng cao.
Độ nhúng sâu của pipet lưu ý chỉ nên trong khoảng từ 1 đến 3mm tính từ đầu típ cho đến bề mặt của chất lỏng cần chuyển.
✅ Pipet tự động hoàn toàn
Cách sử dụng
Bước 1: Cài đặt mức dung dịch cần hút.
Bước 2: Lắp đặt một hoặc nhiều đầu típ vào các vị trí.
Bước 3: Sau đó cắm vào loại dung dịch cần hút, nhấn nút hút.
Bước 4: Đặt vào vị trí cần thả dung dịch rồi sau đó nhấn nút, dung dịch lúc này sẽ được thả ra.
📌 Lưu ý
Cài đặt mức dung dịch cần hút ở trong một khoảng cho phép và cần thiết.
Kiểm tra lượng pin của dụng cụ trước khi sử dụng.
Gắn chặt các đầu típ để tránh hút sai thể tích.
Định kỳ nên hiệu chuẩn pipet.
HƯỚNG DẪN LÀM SẠCH PIPET SAU KHI SỬ DỤNG


Sự lây nhiễm từ mẫu ở ống nghiệm qua pipet và từ pipet qua mẫu của ống nghiệm khác và rồi lại lây nhiễm qua pipet đã được chứng minh. Để khắc phục được hiện tượng này, nhiều hãng sản xuất đã thiết kế ra các loại đầu típ có 2 fil lọc hoặc các loại đầu típ có piston để hạn chế sự lây nhiễm chéo. Tuy nhiên những loại đầu típ này giá thành rất cao.
Do vậy, thao tác để làm sạch pipet sau sử dụng sẽ hạn chế được tình trạng lây nhiễm mẫu trong quá trình thực hiện. Sự lây nhiễm mẫu trong quá trình sử dụng loại pipet bán tự động khác nhau tùy vào loại chất làm lây nhiễm, do vậy cách làm sạch của pipet cũng khác nhau.
✅ Cách làm sạch thông thường
Mở phần dưới của pipet.
Tháo piston, làm hết lớp nhờn của piston bằng cồn 70°.
Để piston khô tự nhiên. Bôi thêm một lớp mỡ mỏng và lắp ráp lại vào pipet.
Nếu cần thiết, nên lau phần phần dưới của pipet bằng cồn 70° hoặc dùng dung dịch khử trùng nhẹ, để khô dụng cụ trước khi lắp ráp lại vào vỏ bao ngoài.
Khi sử dụng xong cần được lau sạch toàn bộ pipet phía bên ngoài bằng cồn 70° hoặc bằng dung dịch khử trùng nhẹ và để lên giá đỡ tránh bị rơi.
✅ Cách làm sạch khi khi hút các dung dịch lỏng, đệm, acid vô cơ hay các chất kiềm
Mở pipet, tháo phần dưới.
Rửa những phần bị dính hóa chất bằng nước cất.
Để pipet khô nên làm khô bằng không khí hoặc mức nhiệt độ dưới 60°C.
Khi đã khô hoàn toàn, piston nên được phủ một lớp mỡ mỏng, sau đó lắp lại vào pipet.
Khi dùng cho những chất này hay các chất cơ sở thông thường, nên rửa những phần dưới của pipet bằng nước cất. Có như vậy, mới làm cho chúng được sạch và tránh tạo khí dung mà nó có thể tích lũy được theo thời gian.
✅ Cách làm sạch khi hút dung dịch có tính chất gây nhiễm tiềm tàng
Tháo phần dưới của pipet và sấy ở 121°C trong 20′.
Để khô trước khi lắp ráp chúng lại với nhau. Nếu cần thiết, nên bôi một lớp mỡ mỏng lên piston.
Có thể làm bằng việc tháo phần dưới của pipet, ngâm trong loại dung dịch khử trùng thông thường của các phòng thí nghiệm. Rửa kỹ lại với nước cất. Để khô và cho dầu vào piston và lắp ráp lại.
✅ Cách làm sạch khi hút các dung môi hữu cơ
Sau khi hút nhiều loại dung môi hữu cơ khác nhau, nên mở pipet ra và để cho dung môi còn lưu lại tự bay hơi.
Hoặc phần lây nhiễm của dụng cụ này có thể nhúng vào dung dịch khử trùng. Rửa với nước cất và làm khô.
Cho dầu vào piston và để khô.
✅ Cách làm sạch khi hút các loại protein
Tháo pipet. Đặt phần bị lây nhiễm vào dung dịch đặc biệt rồi ủ tùy theo hướng dẫn của dung dịch.
Rửa kỹ với nước cất. Làm khô và bôi thêm một lớp dầu mỏng vào piston.
Tuyệt đối không nên sử dụng các loại cồn để làm sạch pipet.
✅ Cách làm sạch khi hút các chất có hoạt tính phóng xạ
Tháo pipet. Đặt phần bị lây nhiễm vào dung dịch đặc biệt và ủ tùy theo hướng dẫn của dung dịch.
Súc rửa kỹ bằng nước cất. Làm khô và bôi thêm một lớp dầu mỏng vào piston.
✅ Cách làm sạch khi hút các chất là vật liệu di truyền
Khử nhiễm cho phần dưới pipet bằng cách đun sôi trong đệm glycine/HCl (pH 2) khoảng 10 đến 20 phút.
Súc rửa kỹ bằng nước cất. Để khô và bôi một lớp mỡ mỏng lên piston.
Hoặc ngâm phần dưới pipet với dung dịch HCl 5 đến 10 % khoảng 20 đến 30 phút. Súc rửa kỹ bằng nước cất. Để khô và bôi một lớp mỡ mỏng lên piston.
TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA CÁC KÝ HIỆU TRÊN PIPET


Trên các loại pipet thủy tinh chuẩn luôn có những ký hiệu nhằm để cho biết các thông tin cần thiết. Dưới đây là một vài ký hiệu cơ bản:
A: pipet loại A là loại có độ chính xác cao.
AS: pipet có độ chính xác cao nhưng chúng có thời gian chờ, thường từ 5s đến 15s. Có nghĩa là sau khi thả hết cần phải chờ thêm 5s hoặc 15s nữa để các dung dịch có thể ra hết khỏi pipet theo định mức đã quy định.
B: pipet thuộc loại B với độ chính xác thấp.
“20°C”: nhiệt độ chuẩn để có thể tích đúng.
“Ex”: thể hiện pipet đã được điều chỉnh để có thể xả ra thể tích mà nó biểu thị.
“Ex + …s”: thời gian chờ để có thể kéo đủ lượng dung dịch ra khỏi pipet. Thường là ở pipet loại AS mới có.
METROTECH – ĐẠI LÝ CHUYÊN CUNG CẤP CÁC LOẠI PIPET CHẤT LƯỢNG, CHÍNH XÁC
Với những thông tin cần thiết về Pipet trên đây, Metrotech hy vọng đã giải đáp được những thắc mắc của nhiều quý khách hàng. Các loại pipet được sử dụng nhất thị trường hiện nay đã phần nào giúp cho các bạn có thể thêm hiểu biết và dễ dàng lựa chọn loại dụng cụ phù hợp.
Ngoài cung cấp Pipet, tại đây còn cung cấp nhiều loại dụng cụ thí nghiệm từ nhiều thương hiệu như: Mettler Toledo, Joanlan, Isolab, Duran,… các loại thiết bị máy móc nhập từ Anh, Đức, Nhật Bản, Mỹ,… với cam kết chính hãng, chất lượng và uy tín.
Hãy liên hệ ngay với Metrotech bằng cách truy cập vào trang web này để được nhận tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình và miễn phí về sản phẩm. Ngoài ra quý khách có thể liên hệ nhanh với chúng tôi qua:
📍 Email: info@metrotech.vn
📍 Tư vấn bán hàng: 0857 557 788
📍 Tư vấn kỹ thuật: 0838 616 667
📍 Địa chỉ tại số 618, Đường Lê Trọng Tấn, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh.