Độ cứng là gì? Có những thiết bị đo độ cứng nào? Đặc điểm của máy đo độ cứng rockwell, vicker, shore là gì? Máy đo để bàn khác như thế nào với máy cầm tay? Một số thiết bị đo độ cứng nổi bật thường gặp là những loại nào? Nên mua thiết bị đo độ cứng ở đâu để đảm bảo uy tín?
Như chúng ta đã biết, Độ cứng là một đặc tính của vật liệu, không phải là tính chất của vật lý cơ bản. Nó được định nghĩa là khả năng chống lõm (thụt, lún) và được xác định bằng cách đo chiều sâu cố định của vết lõm. Nói một cách đơn giản hơn khi sử dụng một lực cố định và một đầu vào vật liệu đã cho, vết lõm càng nhỏ vật liệu càng cứng.
Độ cứng của vật liệu càng cao thì có khả năng chống lại sự lún của bề mặt khi có vật tác dụng vào càng lớn. Vật liệu có độ lún càng nhỏ thì độ cứng càng cao và độ cứng cũng là một trong những đặc trưng cơ bản quan trọng của vật liệu. Do đó, máy đo độ cứng dần được ra đời có chức năng đo độ cứng dưới áp lực của trọng lực xác định, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngành cơ khí.
Để có thể hiểu hơn về các phương pháp cũng như tìm hiểu về các Thiết bị đo độ cứng, chúng ta có thể tham khảo qua bài viết dưới đây.

Máy đo độ cứng rockwell
Vào những năm 1908 đầu thế kỷ 20, một giáo sư người Áo có tên là Ludwig đã đặt nền móng cho cho khái niệm về đo độ cứng. Tiếp ngay sau đó, hai nhà khoa học là Stanley P.Rockwell (1886-1940) và Hugh M.Rockwell (1890-1957) đã dựa vào lý thuyết của Ludwig để tìm ra phương pháp máy đo độ cứng rockwell.
Phương pháp này sử dụng một trong hai đầu đo là đầu đo kim cương có góc 120° hoặc đầu bi có đường kính 1/16, 1/8,1/4,1/2 inchs để đâm vào mẫu thử
Nguyên tắc thử là dùng 2 lực khác nhau gọi là lực sơ cấp và lực thứ cấp để tác dụng lên mẫu sau đó từ vết lõm trên mẫu sau khi thử chúng ta tính toán ra được độ cứng của mẫu thông qua công thức tính lực tác dụng. Vết lõm càng sâu độ cứng càng nhỏ,và ngược lại

Độ cứng của mẫu có thể được phân loại như sau:
- Loại thấp: gồm các loại vật liệu nhỏ hơn HB220, HRC20, HRB100.
- Loại trung bình: trong khoảng HB250÷450 và HRC25÷45.
- Loại cao : từ HRC52 đến cao hơn HRC60
- Loại rất cao: lớn hơn HRC62 hay HRA80
Máy đo độ cứng Vicker
Phương pháp Vicker là phương pháp được pháp minh bởi các kỹ sư công ty Vicker vào năm 1924. Phương pháp này sử dụng cho những mẫu có độ cứng cao, vật liệu mỏng
Phương pháp này chỉ sử dụng duy nhất 1 mũi đo kim cương dạng hình chóp có 4 cạnh có góc đối diện giữa các cạnh là 136°. Sử dụng các thang lực khác nhau là 50N,100N, 200N, 300N, 500N, 1000N để tác động vào mũi kim cương, sau đó đo chiều dài đường chéo ký hiệu là D1, D2, từ đó có công thức tính ra độ cứng của vật liệu.
Công thức tính độ cứng Vicker:
HV = k.F/S= 0,102.F/S = {0,102. 2. F.sin(θ/2)}/d 2
Trong đó:
HV: Độ cứng Vickers.
k: Là một hằng số (k = 0,102);
F: Lực F;
S: Diện tích bề mặt lõm;
d: Độ dài đường kính trung bình : d =(d1+d2)/2
θ: Góc hợp với hai mặt đối diện = 1360
Máy đo độ cứng SHORE

Máy đo độ cứng để bàn
Đây là thiết bị được thiết kế đặt cố định trên bàn và có đầy đủ tính năng của một thiết bị đo hoàn chỉnh, được sử dụng nhiều trong các phòng thí nghiệm vật liệu các nhà máy sản xuất kim loại
Thiết bị này có thể được sử dụng với nhiều loại mẫu khác nhau, mẫu đo phải vừa với mâm đo.
Ưu điểm của máy đo độ cứng để bàn là cho kết quả chính xác cao, có kết nối với phần mềm xuất kết quả ra excel.
Hạn chế của thiết bị để bàn là không thể di chuyển ra kho hoặc hiện trường một cách linh động như thiết bị cầm tay.
Máy đo độ cứng cầm tay
Đây là dòng thiết bị có thể cầm tay, thuận tiện cho việc mang đi hiện trường một cách linh động và tiện lợi
Thiết bị này cho kết quả ở mức tương đối, sử dụng kiểm tra đối với một số vật liệu nhất định.
Một số máy đo độ cứng cầm tay nổi bật
Máy đo độ cứng cầm tay PCE-1000 | Máy đo độ cứng HM-6560 | |
Đặc điểm |
|
|
Tính năng |
|
|
Thông số kĩ thuật |
|
|
Hãng sản xuất | PCE – Anh | Total Meter – Nhật Bản |
Hình ảnh | ![]() | ![]() |
Nơi mua thiết bị đo độ cứng uy tín, chất lượng
Nếu bạn đang tìm nơi mua thiết bị đo độ cứng và vẫn đang băn khoăn không biết đâu mới là địa chỉ cung cấp sản phẩm chất lượng thì hãy liên hệ ngay với METROTECH. METROTECH với tiêu chí luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất với giá thành cạnh tranh đảm bảo sẽ làm quý khách hàng hài lòng. Đo và nắm bắt được các thông số về độ cứng của vật liệu là một yếu tố khá quan trọng trong sản xuất, vì vậy hãy tìm mua cho mình một máy đo phù hợp để chúng phát huy công dụng tốt nhất. Chúng tôi mong rằng sẽ có thể trở thành đối tác của bạn trong tương lai.
Đến đây, hẳn là các bạn cũng đã hiểu hơn về thiết bị đo độ cứng cũng như những công dụng của nó. Chúng tôi hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn có thể tìm mua và sử dụng máy đo phù hợp với nhu cầu của mình, đem lại hiệu quả mà cũng đảm bảo an toàn. Nếu vẫn còn thắc mắc nào về Thiết bị đo độ cứng hoặc bất cứ vấn đề nào khác liên quan thì bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp cụ thể nhất.
Bài viết liên quan
Cách đo dòng điện 220v bằng đồng hồ vạn năng
Th2
KÍNH HIỂN VI LÀ GÌ? TÌM HIỂU CHI TIẾT VỀ KÍNH HIỂN VI
Th11
Kính hiển vi quang học là gì? Phân loại, cấu tạo, nguyên lí hoạt động, cách sử dụng, lưu ý khi bảo quản
Th11
Giấy lọc phòng thí nghiệm là gì? Phân loại và Nơi mua giấy lọc chất lượng
Th11
Độ ẩm không khí là gì? Phân loại độ ẩm không khí Và độ ẩm không khí bao nhiêu là tốt?
Th12
Sóng siêu âm là gì? Nguồn gốc, tính chất, sự hấp thu và độ xuyên sâu của sóng siêu âm
Th12