Bảo trì máy phát điện

Máy phát điện là một sản phẩm có giá trị cao, tuy nhiên, làm sao để bảo trì máy phát điện, liệu rằng việc bảo trì máy phát điện có cần thiết hay chi tiết hơn các chế độ, gói bảo trì máy phát điện sẽ thực hiện như thế nào. Bài viết dưới đây nêu một số điểm kiến thức và giải quyết thắc mắc của nhiều người.

SẼ RA SAO NẾU NGƯỜI DÙNG KHÔNG BẢO TRÌ MÁY PHÁT ĐIỆN ĐỊNH KỲ?

  • Công dụng máy phát điện cho cuộc sống của chúng ta là không thể nào bàn cãi, nó duy trì mức sống, nâng cao sức khỏe, gia tăng sản xuất, duy trì sự ổn định của chuỗi cung. 
  • Máy phát điện một phương pháp thay thế tối ưu nhằm giải quyết tình trạng mất điện xảy ra, đảm bảo tiến độ của công việc. 
  • Tuy nhiên, máy phát điện được ngầm hiểu như nguồn điện dự phòng của mọi người, vì vậy nó luôn phải ở chế độ sẵn sàng hoạt động mọi lúc mọi nơi.
  • Khi sở hữu máy phát điện, người dùng cần  kiểm tra máy phát điện thường xuyên, định kỳ có thể bảo trì máy phát điện là từ 3 – 6 tháng/ lần. 
  • Bảo trì máy phát điện sẽ giúp cho người dùng hiểu hơn về cách sử dụng của mình có đúng hay chưa, giảm các rủi ro không đáng có trong quá trình vận hành. 
Tại sao cần phải bảo trì máy phát điện định kỳ
Tại sao cần phải bảo trì máy phát điện định kỳ
  • Mặc khác, việc bảo trì máy phát điện còn giúp cho người dùng kéo dài tuổi thọ của sản phẩm, đưa ra những phương pháp bảo trì ngay lập tức khi máy có nguy cơ hỏng. 
  • Những hư hỏng nhỏ ở các bộ phận chủ chốt cũng là những nguyên nhân dẫn đến việc máy nhanh bị hỏng hay ảnh hưởng nhiều đến khả năng hoạt động của sản phẩm.
  • Chi phí sửa chữa máy phát điện sẽ cao hơn rất nhiều so với chi phí bảo trì máy phát điện.
  • Và khi sửa chữa, có thể người dùng còn phải thay mới một số bộ phận hoặc chấp nhận sử dụng tiếp với các phụ kiện không đảm bảo, chất lượng cũng vì vậy mà giảm xuống. 
  • Điều quan trọng khi sở hữu máy phát điện là dù không có nhu cầu dùng nhưng vẫn nên để máy chạy ít nhất 3 tháng/ lần, thời gian khoảng 30 phút 1 lần. 
  • Việc này giúp motor máy được chạy nhớt bôi trơn và giảm các tình trạng rỉ sét, oxi hóa do để lâu không sử dụng tới. 

Xem thêm: Những đặc điểm từ A đến Z của 4 loại chổi than máy phát điện

6 BỘ PHẬN CẦN VÀ NÊN ĐƯỢC BẢO TRÌ THƯỜNG XUYÊN

Những bộ phận cần được bảo trì của máy phát điện
Những bộ phận cần được bảo trì máy phát điện

1. Động cơ

  • Được xem là 1 bộ phận chủ chốt bật nhất của quá trình vận hành máy phát điện.
  • quyết định công suất chạy, khả năng chạy của máy phát điện.
  • Đảm bảo động cơ được bảo trì sẽ giúp tăng thêm chỉ số an toàn cho máy, đảm bảo không gặp tình trạng rò rỉ điện, nguy hiểm cho mọi người xung quanh. 

2. Hệ thống bôi trơn

  • hệ thống đảm nhiệm việc bôi trơn, giảm các lực ma sát giữ động cơ, linh kiện của máy khi hoạt động quá lâu. 
  • Với cấu tạo bao gồm đầu động cơ và bộ lọc dầu, người dùng cần thường xuyên kiểm tra mức dầu và chất dầu của máy. 
  • Nếu như người dùng có thể xử lý được dầu và thay dầu một cách hợp lý, không ảnh hưởng đến môi trường thì có thể thay dầu hay thay bộ lọc dầu tại nhà mà không cần đem ra các dịch vụ. 

3. Hệ thống làm mát

  • Có tác dụng như cái tên, làm mát, làm dịu đi nhiệt nóng phát ra từ các bộ phận và chi tiết máy khi chạy, bảo đảm máy phát điện có thể vận hành trơn tru, mượt mà. 
  • Hệ thống này đảm nhiệm chức năng tránh rủi ro quá tải, cháy nổ khi máy thực hiện khối lượng công việc lớn. 
  • Bộ phận này rất dễ bảo trì, sau khi tháo nắp và kiểm tra bộ tản nhiệt của thiết bị, người dùng cần gạt hết các vật cản, bụi bám ở bề mặt bên ngoài của hệ thống. 
  • Tuy nhiên nếu lượng bụi bám quá nhiều và dày đặc thì cần dùng đến khí nén có áp lực thấp hay dùng nước để làm sạch. 

4. Hệ thống nhiên liệu

  • Nhiên liệu đóng vai trò quan trọng trong quá trình máy vận hành, vì vậy mà lượng nhiên liệu có những yêu cầu nhất định. 
  • Yêu cầu đầu tiên phải là nhiên liệu sạch, không bị nhiễm bẩn và khả năng ăn mòn sau khoảng 1 nằm sau khi sử dụng. 
  • Vì yếu tố trên nên người dùng nên sử dụng hết nhiên liệu trước khi chúng bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp.
  • Trong trường hợp không sử dụng hết thì buộc phải thải ra bên ngoài. 
  • Trong 3 – 6 tháng, nếu không dùng tới máy phát điện thì cũng cần phải cầm máy đi đánh bóng lại và bảo trì nhiên liệu kỹ lưỡng, đề phòng cần sử dụng khẩn cấp.

Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu 5 bộ phận cơ bản của bình xăng máy phát điện

5. Hệ thống điện

  • Một trong những lý do khiến cho máy phát điện hoạt động bị kém đi là do ắc quy yếu, hết điện. 
  • Vì vậy, người dùng cần đảm bảo sạc acquy đầy đủ, kiểm tra bảo trì thường xuyên và nếu cần phải thay thế ngay khi thấy có hiện tượng bị ăn mòn.

6. Hệ thống xả

  • Giữ nhiệm vụ giải quyết các khí thải khi đưa ra ngoài môi trường, người dùng cần theo dõi đường ống xả này. 
  • Bên cạnh đường ống xả, các mối hàn, mối nối, miếng đệm cũng nên được kiểm tra thường xuyên để tránh hiện tượng rò rỉ ra ngoài môi trường. 

7.  Các bộ phận khác 

  • Ngoài các bộ phận cần lưu tâm ở phía trên, người dùng cũng cần lướt tổng quan các chi tiết bên ngoài và trong máy phát điện. 
  • Để ý ở các góc nhỏ xem có côn trùng hay các động vật nhỏ vào làm tổ hay không. 

Tham khảo:

Cảnh Báo!!! Có Nên Chú Ý Ký Hiệu Trên Máy Phát Điện?

Công Dụng Của Máy Phát Điện – Một Điểm Cộng Của Ngành Công Nghiệp Điện

4 CHẾ ĐỘ BẢO DƯỠNG MÁY PHÁT ĐIỆN MÀ NGƯỜI DÙNG CẦN BIẾT 

  • Mỗi loại máy phát điện sẽ có những chế độ bảo trì, bảo dưỡng khác nhau tùy thuộc theo độ lớn công suất và chất lượng, tần suất hoạt động.
  • Hiện tại, trên thị trường phân ra các gói bảo hành tính theo thời gian. 
  • Dựa trên các mốc như 1 tháng/ lần, 3 tháng/ lần, 6 tháng/lần hoặc 12 tháng/lần. 
  • Mỗi quy trình bảo dưỡng đều có những ưu nhược điểm khác nhau, tùy thuộc vào quy mô máy phát điện mà người dùng có thể lựa chọn gói bảo hành phù hợp. 
Các chế độ bảo hành
Các chế độ bảo trì máy phát điện

Chế độ A – Bảo trì máy phát điện vào hằng tháng

  • Đối với chế độ A bảo hành vào mỗi tháng. 
  • Đối với chế độ này, người dùng sẽ được bảo trì dựa trên 6 bộ phận: hệ thống nhiên liệu, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát, hệ thống khí nạp và khí xả, phần liên kết động cơ và hệ thống điện.
  • Về hệ thống nhiên liệu, người dùng sẽ được kiểm tra xem thiết bị có đang bị hay sắp bị rò rỉ nhiên liệu hay không. 
  • Các công tác bao gồm xả dầu, lọc dầu, vệ sinh ống thải hơi và dẫn nhiên liệu.
  • Về hệ thống bôi trơn, người dùng sẽ được kiểm tra mức nhớt bên trong motor máy, chất lượng của nhớt và độ trong của nhớt. 
  • Kiểm tra và sửa chữa kịp thời nếu nhớt bị rò rỉ quá mức cho phép.
Chế độ A
Chế độ A
  • Về hệ thống làm mát, máy phát điện sẽ được xem xét tình hình rò rỉ của phần chứa nước, tình hình ở bộ phận tản nhiệt, mức nước trong hệ thống làm mát cho phù hợp hay không.
  • Kiểm tra tình hình của quạt gió, các khớp nối ở khu vực lân cận, đảm bảo các khớp nối không rỉ sét, không nứt gãy. 
  • Về hệ thống khí nạp và khí xả, máy phát điện sẽ được kiểm tra tình trạng rò rỉ và bộ báo nghẽn của chi tiết lọc gió để cho thể sửa chữa kịp thời.
  • Vê phần liên kết với động cơ, sản phẩm máy phát điện sẽ được lưu ý về độ ồn sinh ra, các tiếng động lạ hay những độ rung bất thường phát sinh khi vận hành. 
  • Xem và siết lại các ốc, bu lông trong máy.
  • Về hệ thống điện, máy sẽ được tiếp tục kiểm tra bình sạc acquy, lượng nước và đổ thêm nước vào ắc quy khi cần, vặn chắc lại đầu cực của bình acquy. 
  • Sau khi trải qua quy trình kiểm tra trên, máy phát điện sẽ được vệ sinh và vận hành thử.
  • Loại bỏ bụi ở bên ngoài máy, đảm bảo không trầy xước lớp sơn, để máy chạy thử và kiểm tra các lỗi đang sửa chữa. 

Chế độ B – Bảo trì máy phát điện sau mỗi 250 giờ hoạt động hay 3 tháng

  • Quy trình này được làm lại các gói bảo trì theo giống như chế độ A, với chế độ B, quy trình bảo hành sẽ diễn ra sau 250 giờ hoạt động hoặc sau 3 tháng.
  • Về hệ thống nhiên liệu, người dùng sẽ được kiểm soát ống dẫn nhiên liệu và các khớp nối.
  • Kiểm tra và đưa ra điều kiện thay thế khi cần thiết, lọc nhiên liệu thô và nhiên liệu tinh.
  • Về hệ thống bôi trơn, máy phát điện của bạn sẽ được thay mới hoặc lọc nhớt thô – lọc nhớt tinh, đảm bảo độ sạch của nhiên liệu bôi trơn.
Chế độ B
Chế độ B
  • Về hệ thống làm mát, máy phát điện sẽ trải qua quy trình  kiểm tra các ổ quay nằm ngay chi tiết cánh quạt, puli dẫn động và bơm nước vào khi cần.
  • Ở chi tiết này, máy phát điện sẽ được thay mới lọc nước, vệ sinh sạch bụi bẩn bám ở cánh quạt.
  • Về hệ thống khí nạp, xả khí, máy sẽ được kiểm tra tình hình ở các ống và ở bộ phận các khớp nối.
  • Vệ sinh sạch các ống thông hơi buồng nhớt máy, thay mới bộ phận lọc gió trong điều kiện bắt buộc.
  • Về hệ thống điện, các kỹ thuật viên sẽ xem mực dung dịch điện môi và tỷ trọng của acquy bên trong máy.
  • Sau đó, máy phát điện sẽ được chỉnh lại độ dài của dây đai khi nạp ắc quy lên. 
  • Bước cuối cùng ở chế độ này cũng lau sạch bụi bên ngoài và để máy chạy thử.

Chế độ C – Bảo trì máy phát điện sau mỗi 1500 giờ hoạt động hoặc 6 tháng

  • Các bước bảo trì ở C cũng như ở gói B, tuy nhiên có thêm 1 số bổ sung như sau
  • Về hệ thống nhiên liệu, máy sẽ được chỉnh lại các khoảng hở nhiệt của vòi phun và xupap.
  • Về hệ thống làm mát, bôi trơn các chi tiết như tay đòn trục puly trung gian của cánh quạt và bạc đạn.
  • Sau đó, máy phát điện sẽ trải qua quá trình được làm sạch bên ngoài của bộ tản nhiệt
Chế độ C
Chế độ C
  • Về hệ thống xả, máy sẽ được vệ sinh lõi lọc và thông hơi buồng nhớt máy, xem xét tình hình độ nghẽn của khí xả và bảo trì ngay khi cần thiết, xem xét độ chặt của turbo tăng áp.
  • Về phần liên kết động cơ, các kỹ thuật viên sẽ vệ sinh kỹ các động cơ của máy, tra thêm nhiên liệu nhằm bôi trơn giá đỡ mặt trước của động cơ.
  • Về bảo trì hệ thống nạp điện, máy phát điện sẽ được kiểm tra và lọc sạch sẽ đầu của bộ phận cảm biến tốc độ.
  • Sau đó sẽ trải qua bước kiểm định lại hệ thống cảnh báo và báo cáo an toàn.
  • Tiếp theo, máy phát điện sẽ được bôi trơn ở bạc đạn cho bộ phận đầu phát, lau chùi, vệ sinh, bảo trì bộ phận đầu phát điện.
  • Ở gói bảo hành này, máy cũng sẽ được kiểm tra toàn diện và chạy 1 lượt để đảm bảo không sai sót từ khâu bảo trì. 

Chế độ D – Bảo trì máy phát điện mỗi 6000 giờ hoạt động hoặc là 1 năm

  • Cũng như các bước ở chế độ bảo trì C, tuy nhiên vì ở mức D là dành cho những chiếc máy sau 1 khoảng thời gian dài mới bảo trì nên cần bổ sung thêm vài bước kỹ lưỡng hơn. 
  • Về hệ thống nhiên liệu, máy phát điện sẽ được chỉnh lại các khoảng hở để thoát nhiệt của vòi phun và xupap.
  • Bên cạnh đó cũng điều chỉnh tiếp tục vòi phun và ống bơm dầu. 
  • Về hệ thống làm mát, máy phát điện sẽ có thêm dịch vụ rửa két nước hay còn được gọi là bộ phận tản nhiệt, và các đường ống dẫn nước
Chế độ D
Chế độ D
  • Về hệ thống xả, máy phát điện sẽ được vệ sinh các cánh quay phần nén khí turbo, xem xét độ lớn của khe hở bạc turbo.
  • Về phần liên kết với động cơ, kiểm định lại các bánh quay để giảm độ rung, vặn chắc chắn ốc và bu lông bên trong máy. 
  • Về hệ thống điện, máy phát điện sẽ được trải qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt máy nạp ắc quy dynamo, động cơ khởi động, 
  • Điều chỉnh lại hệ thống cảnh báo – an toàn.
  • Sau đó cũng để máy phát điện chạy tổng thể lại một lần để kiểm tra và giải quyết rủi ro ngay khi cần thiết.

Tư vấn: Mách Bạn Top 4+ Máy Phát Điện Xoay Chiều 1 Pha Giá Rẻ, Đa Dụng Nhất Hiện Nay

METROTECH LUÔN SẴN SÀNG CUNG CẤP CHO QUÝ KHÁCH NHỮNG DỊCH VỤ UY TÍN NHẤT  

  • Việc bảo trì máy phát điện không phải khó nhưng cũng không phải là dễ, cần có những yêu cầu cao về mặt kỹ thuật, kiến thức về máy để có thể bảo trì đúng và đủ các bước.
  • Việc bảo trì máy phát điện đóng vai trò quan trọng trong việc kéo dài tuổi thọ cũng như giảm rủi ro khi dùng máy phát điện. 
  • Hiện tại, METROTECH – chuỗi siêu thị thiết bị dụng cụ, chuyên cung cấp các sản phẩm cam kết chính hãng 100%, trong đó có các dòng máy phát điện thông dụng. 
  • Khi mua hàng tại METROTECH, người dùng sẽ hưởng các chế độ như freeship toàn quốc, 1 đổi 1 trong 7 ngày, bảo trì, bảo hành sản phẩm nhanh chóng tức thì. 

Xem thêm:

Nơi bán phụ tùng máy phát điện chất lượng và giá tốt nhất

Thông tin hữu ích về 2 điều kiện để hòa đồng bộ máy phát điện

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Nhận xét
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Zalo
Hotline
Zalo
Hotline
Zalo Zalo
Hotline Hotline