Nắm bắt được sự cần thiết của máy đo pH cũng như giúp khách hàng hiểu được cách sử dụng máy đo pH, hôm nay METROTECH gửi đến các bạn cách sử dụng máy đo pH hiệu quả và chính xác nhất.
3 LOẠI MÁY ĐO pH PHỔ BIẾN TRÊN THỊ TRƯỜNG
Bút đo pH: Đây là thiết bị có kích thước nhỏ gọn nhất trong tất cả các dòng máy đo pH, với sự nhỏ gọn cùng giá thành phải chăng, dễ dàng sử dụng và dùng được trong nhiều môi trường khác nhau. Đây được xem là thiết bị được ưa chuộng nhất trong tất cả các dòng máy đo pH hiện nay.
Máy đo pH cầm tay: Là thiết bị đo được nhiều chất trong nhiều môi trường khác nhau nhưng có thiết kế nhỏ gọn, có thể cầm tay để dễ dàng mang theo sử dụng.
Máy đo pH để bàn: Thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm. Thiết bị này được xem là có độ bền cao nhất trong tất cả các dòng máy đo pH
Tham khảo thêm nhiều loại Máy đo pH
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY ĐO pH ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ
Cách sử dụng Bút đo pH đúng cách
Cách sử dụng Máy đo pH cầm tay
Để thực hiện các công việc đo chính xác, hiệu quả, người dùng thực hiện theo cách sử dụng máy đo pH qua các bước sau:
Bước 1: Hiệu chuẩn máy đo pH cầm tay để kết quả đo chính xác hơn
– Để quá trình thực hiện đo pH đạt hiệu quả cao nhất, trước tiên phải tiến hành hiệu chuẩn máy đo pH. Hiệu chuẩn là một bước khá quan trọng để giúp điều chỉnh lại các thông số và đơn vị đo lường, giúp máy của bạn hoạt động theo đúng chuẩn ban đầu.
– Hiệu chuẩn máy đo pH còn tùy thuộc vào thiết bị của bạn là thiết bị tự động hiệu chuẩn hay hiệu chuẩn thủ công mà người dùng có cách hiệu chuẩn phù hợp. Thông thường cách thức hiệu chuẩn sẽ được nhà sản xuất ghi cụ thể lên sản phẩm.
– Đối với sản phẩm tự động hiệu chuẩn người dùng chỉ cần thao tác nhanh chóng bằng nút bấm trên thiết bị.
– Đối với sản phẩm hiệu chuẩn bằng tay (hiệu chuẩn thủ công) thì người dùng cần sử dụng tuốc nó vít chuyên dụng để có thể đưa giá trị pH về đúng với dung dịch chuẩn.
– Để hiệu chuẩn máy đo pH: sử dụng 2 dung dịch đệm có trị số là pH 7 và pH (X)
- Khi dung dịch cần đo có pH < 7, chọn pH X là pH 4
- Nếu dung dịch cần đo có pH > 7, chọn pH X là pH 10, phép đo sẽ chính xác hơn
– Việc hiểu chuẩn dưới đây có thể áp dụng cho cả máy đo pH nước và máy đo pH đất.
Bước 2: Để điện cực vào dung dịch đệm pH 7
– Cho điện cực vào dung dịch đệm pH 7, chờ cho trị số ở mặt hiển thị ổn định.
– Chỉnh núm pH7 sao cho số đọc về trị số 7.00. Lấy điện cực ra và rửa bằng nước cất.
Bước 3: Để điện cực vào dung dịch đệm pH X
– Cho điện cực vào dung dịch đệm pH X ( pH 4 hay pH10).
– Nếu số đọc không phải là 4.00 (hay 10.00), dùng vít nhỏ chỉnh núm pH X sao cho số hiển thị trên máy đo là 4.00 (hay 10.00).
– Sau đó lấy điện cực ra và làm sạch điện cực bằng nước cất.
Bước 4: Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp
– Chỉnh nhiệt độ về chuẩn bằng núm điều chỉnh được gắn trên máy.
– Thường nhiệt độ được điều chỉnh là ở nhiệt độ phòng khoảng 25-30 độ C.
Bước 5: Xử lý điện cực cẩn thận
– Sau khi gắn điện cực vào máy đo pH cầm tay, người dùng cần điều chỉnh công tắc bên hông của máy cho về vị trí pH.
– Đầu điện cực được bao bởi vỏ làm bằng nhựa (bên trong có chứa dung dịch KCl 3M), người dùng cần tháo lớp vỏ nhựa ấy ra.
– Sử dụng nước cất để rửa điện cực.
– Thấm khô bớt nước ở đầu điện cực bằng giấy thấm sạch.
Bước 6: Thực hiện
– Thực hiện lại bước 4 và 5 cho đến khi trị số hiển thị trên máy đo pH cầm tay đúng với trị số của các dung dịch đệm ở cả pH7 và pH4.
Lưu ý: Sau khi đo dung dịch, kết quả sẽ hiển thị ra màn hình, người dùng cần đợi kết quả ổn định rồi mới đọc sẽ chính xác nhất.
Sau khi đo xong cần làm sạch điện cực bằng cách rửa điện cực bằng nước cất và lau khô bằng khăn.
Cách sử dụng Máy đo pH để bàn
LƯU Ý KHI BẢO QUẢN MÁY ĐO pH
7 cách bảo quản máy đo pH thật tốt nhằm tăng tuổi thọ của máy và tăng tính chính xác của các phép đo:
- Luôn giữ sạch máy đo, điện cực, dây đo, jack BNC nối điện cực với máy đo để kết quả đo chính xác;
- Không sờ vào đầu điện cực, tránh gây ma sát hoặc va chạm với điện cực vì xung quanh nó có lớp màng cảm biến;
- Trong quá trình di chuyển máy đo từ môi trường này sang môi trường khác, cần chờ cho nhiệt độ của máy được cân bằng để tránh trường hợp sốc nhiệt độ gây hỏng hóc máy;
- Khi đo nên cho đầu điện cực vào sâu trong dung dịch ít nhất 30mm để màng thẩm thấu tiếp xúc với dung dịch;
- Sau khi đo cần phải rửa điện cực bằng nước cất và được bảo quản bằng cách cho vài giọt KCl 3 mol vào nắp nhựa gắn ở đầu điện cực;
- Dung dịch chuẩn không nên dùng lại, nên đổ bỏ vì dung dịch đã kém chính xác về trị số pH;
- Khi hiệu chuẩn máy đo pH, nếu không chỉnh được trị số pH đọc về trị số pH của dung dịch chuẩn, có thể vì các nguyên nhân : điện cực hỏng hay già, cần thay thế ; dung dịch đệm trong điện cực cạn, cần châm thêm; dung dịch đệm trong điện cực bị nhiễm bẩn, cần thay thế bằng dung dịch 3-mol KCl mới.
METROTECH – CHUYÊN CUNG CẤP MÁY ĐO pH CÙNG CÁC DỊCH VỤ HIỆU CHUẨN, KIỂM ĐỊNH, SỬA CHỮA MÁY ĐO pH CHUYÊN NGHIỆP
Tự hào là một trong những đơn vị phân phối máy đo độ pH của nước chính hãng. Bên cạnh đó, METROTECH còn là trung tâm hiệu chuẩn, kiểm định, vệ sinh, sửa chữa với dịch vụ hàng đầu, nâng niu từng sản phẩm của quý khách.
Đội ngũ nhân viên kỹ thuật luôn hỗ trợ khách hàng tối đa về cách sử dụng cũng như bảo hành bảo dưỡng máy để khách hàng có trải nghiệm tuyệt vời khi lựa chọn chúng tôi.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua sản phẩm máy đo pH, hoặc tìm hiểu kỹ hơn về cách sử dụng máy đo pH đừng ngần ngại hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Thanks!